kinhdoanhvaphattrien.vn - "Giải mã sức nóng của ngành CNTT trong thời đại 4.0"

26-06-2020 11:20

(KDPT) – Hơn một thập kỷ trở lại đây, công nghệ thông tin (CNTT) đã có những tác động quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, tạo ra doanh thu và sử dụng lao động với mức lương trung bình khá cao. Ngành kinh tế mũi nhọn này phần nào đã mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật, giúp các ngành khác cải thiện năng suất, hoạt động hiệu quả hơn và đổi mới nhanh hơn. Nhưng nguồn nhân lực tại Việt Nam đáp ứng được những điều kiện trong lĩnh vực này luôn trong tình trạng “khan hiếm”, vậy đâu là lý do cho câu chuyện “Dã tràng xe cát biển Đông” này?

Cơ hội nhiều, nhân lực không đủ

CNTT l‎à động l‎ực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích năng l‎ực đổi mới nền kinh tế toàn cầu nói chung, và nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng. Nó có thể được sử dụng trong các doanh nghiệp, để liên lạc bao gồm truyền hình, giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp, khai thác, ngân hàng và quảng cáo. Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) dự đoán đến năm 2022, thị trường công nghệ thông tin sẽ chiếm 9% tổng sản phẩm thế giới (GWP).

Thị trường CNTT toàn cầu đã tăng từ 2.081,9 tỷ USD năm 2014 lên 2.199,3 tỷ USD năm 2015, từ 2,252,9 tỷ USD trong năm 2018 lên 2,461,1 tỷ USD vào năm 2019. Sau nhiều năm tăng trưởng, chi tiêu cho CNTT vẫn tương đối ổn định vào năm nay dù vấp phải đại dịch Covid-19. Sự xuất hiện của Internet vạn vật (IoT) đã góp phần tăng trưởng thị trường đáng kể và trong vòng 5-10 năm nữa, các công nghệ mới như robot, trí tuệ nhân tạo và AR/VR cũng sẽ mở rộng để chiếm hơn 25% chi tiêu cho CNTT.

Các doanh nghiệp CNTT, mà phần lớn là của Mỹ, như Yahoo, Nescape, Dell, đã phát triển nhanh chóng, trở thành những công ty khổng lồ với tài sản hàng chục tỷ USD trong vòng chưa đầy một chục năm, vượt xa những công ty công nghiệp truyền thống. Nhiều nghiên cứu từ nhiều công ty lớn, chẳng hạn như BCG, IMF và Diễn đàn kinh tế thế giới cho thấy rằng bất cứ khi nào các công ty cắt giảm đầu tư công nghệ nhằm mục đích tăng lợi nhuận, thì kết quả ngược lại, và như một tác dụng phụ, GDP cũng giảm đáng kể, sau đó một phản ứng dây chuyền bắt đầu với sự sụt giảm năng suất lao động sau một vài năm.

Tại Việt Nam, đào tạo nhân lực CNTT chất lượng được ví như “mỏ vàng” chưa được khai thác. (Ảnh: ITPlus)

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong giai đoạn 2014-2019, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước với doanh thu ước tính đạt 110 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 31,1% năm, hình thành đội ngũ lao động công nghệ số với hơn 1 triệu người. Bên cạnh đó, mức lương thưởng của nhân sự CNTT cũng là một điểm đáng chú ý. Nhân sự nếu có kinh nghiệm sẽ được trả lương cao hơn ít nhất một so với nhiều ngành nghề khác, với khoảng lương mỗi tháng từ 701–1.000 USD. Với các ngành nghề khác, mức lương phổ biến được trả cho nhóm ứng viên có kinh nghiệm chỉ từ 251 – 500 hoặc 501 – 700 USD/tháng.

Tuy vậy, ở Mỹ, trong số 375.000 doanh nghiệp CNTT (2015), thì có đến 97,7% trong số đó có ít hơn 100 nhân viên và vẫn đang “khát” nhân sự. Khảo sát hàng quý của Hiệp hội Dịch vụ CNTT Nhật Bản (JISA) cho thấy, nước này đang thiếu gần 800.000 kỹ sư CNTT, trên 80% các doanh nghiệp của Nhật sẵn sàng nhận người nước ngoài vào làm việc. Tại Việt Nam, được biết năm 2019 thiếu hụt 90.000 lao động trong lĩnh vực CNTT, khoảng 190.000 người vào năm 2021. Cụ thể hơn, tốp 3 các ngành hiện đang thiếu hụt nhân sự trong các công ty công nghệ là phát triển website toàn diện (full-stack) chiếm 49%, Java & Java script chiếm 27% và kiến trúc hạ tầng (Architect design) chiếm 22%. Con số này ắt sẽ tiếp tục tăng mạnh vào các năm tiếp theo, mặc dù tuyển sinh ngành cũng liên tục tăng đều.

Rõ ràng, thiếu hụt nhân sự luôn là một bài toán nan giải cho thị trường CNTT toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng, dù xu hướng lương thưởng và phúc lợi đang tăng mạnh cho ngành này. 

“Nước cả, cá to”

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam số được ban hành trong năm 2020, hướng tới xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với định hướng thúc đẩy phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số và mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có một lực lượng hùng hậu với tỷ lệ 1 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 người dân tương đương với các nước công nghiệp phát triển. Mục tiêu là đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Nhưng theo số liệu của Bộ GD-ĐT, với 35.000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT năm 2019, chỉ có 30% làm việc được ngay, số còn lại không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vậy đâu là lý do tạo nên sự bùng phát về nhu cầu và cơn “khát” nhân lực ngành CNTT này?

Nhìn lại một thực tế tại Việt Nam, các trường học, trung tâm, cơ sở mở ra đua nhau đào tạo CNTT nhưng không xác định được phân khúc thị trường sinh viên mình tốt nghiệp sẽ làm ở đâu, làm ở bộ phận cụ thể nào, nghĩa là chỉ đào tạo dàn trải “cho có”, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp CNTT thiếu người làm được việc có rất nhiều. Việc “chuẩn đầu ra” của các trường, trung tâm đào tạo còn lệch nhiều so với “chuẩn đầu vào” của doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp cần người biết làm việc, có khả năng làm việc trong dự án, biết các yêu cầu của dự án, biết sử dụng các công cụ/ngôn ngữ/công nghệ, có khả năng giao tiếp, phối hợp làm việc trong các nhóm dự án.

Vấp phải nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình đào tạo, một số đơn vị đào tạo, cung cấp nhân lực đã và đang chuyển mình để đáp ứng với nhu cầu xã hội, trong đó nổi bật lên là mô hình “Học và Làm theo dự án thực tế” của ITPlus Academy. Khác với các phương pháp học CNTT truyền thống, mô hình đào tạo mà ITPlus Academy đem đến những kiến thức tiên tiến nhất, tạo môi trường học tập tốt nhất cho các học viên đang theo học. Học viện đã xây dựng các chương trình đào tạo kỹ năng CNTT dựa trên sự phối hợp giữa các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT; ngành thiết kế đồ họa – truyền thông đa phương tiện và các trường đại học đầu ngành trong các lĩnh vực trên như: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, Đại học Sư phạm Nghệ Thuật TW, Đại học Sân khấu-Điện Ảnh nhằm mang lại một chương trình học sát nhất với thực tế, giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên cũng như cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường tuyển dụng CNTT.

Ông Hoàng Văn Thắng – CEO của IT Plus (Học viện đào tạo về CNTT) chia sẻ: Bằng cấp luôn có giá trị nhưng đối với ngành CNTT thì người học phải làm được việc. Trong trường Đại học khối lượng kiến thức khá rộng nhưng đi về từng mảng không có quá nhiều thời gian để sinh viên nghiên cứu. Tại đây, sinh viên được đào tạo về kỹ năng chuyên sâu. Mô hình “Học và Làm theo dự án thực tế”của chúng tôi qua nhiều năm kinh nghiệm cùng thương hiệu các trường đại học hàng đầu đã đưa ra những chương trình bám sát nhu cầu của doanh nghiệp, thời gian ngắn nhất, kiến thức đầy đủ nhất, có việc làm ngay sau khi học xong.”

Ông Hoàng Văn Thắng – CEO của IT Plus (Ảnh: NVCC)

Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT chắc chắn  tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn 2019-2021, và bài toán đào tạo nhân sự CNTT chất lượng đang dần trở thành trọng tâm của cả ngành giáo dục và các doanh nghiệp CNTT  để đáp ứng công việc. Nhưng có thể thấy rõ kim chỉ nam, định hướng của ITPlus Academy là sự cam kết cho học viên của mình “học xong có thể đi làm ngay” nên mọi hoạt động đào tạo của học viện đều hướng đến đào tạo việc làm cho học viên. Như vậy, những thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như thiếu lực lượng lao động CNTT lành nghề, quy định không rõ ràng và thị trường vốn trong nước hạn chế phần nào được giải quyết với mô hình của ITPlus.

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận và vận dụng thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là trong năm 2020 – năm chuyển đổi số quốc gia, sâu rộng và toàn diện. Sau một khoảng thời gian làm gia công phần mềm cho nước ngoài, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để chuyển sang giai đoạn sáng tạo những sản phẩm độc lập, được thế giới công nhận. Tuy vậy, vẫn cần tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Vietnam” với mục đích “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới”. Và điều cần chú trọng nhất lúc này là tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo sức bật cho ngành CNTT Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Re: https://kinhdoanhvaphattrien.vn/giai-ma-suc-nong-cua-nganh-cntt-trong-thoi-dai-4-0.html

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1