Tìm hiểu về Ngành Truyền thông đa phương tiện

01-06-2023 16:41

Truyền thông đa phương tiện hiện đang là ngành “hot” với các bạn trẻ ưa khám phá, tìm tòi, năng động và sáng tạo trong công nghệ thông tin và truyền thông. Hãy cùng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông ITPlus tìm hiểu chi tiết về ngành học Kinh doanh quốc tế này nha!

1. Về ngành học 

Ngành truyền thông đa phương tiện (tên tiếng Anh: Multimedia Communication) là ngành học những kiến thức liên quan đến việc hiển thị thông tin ở nhiều dạng, bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đây là ngành kết hợp giữa tư duy truyền thông báo chí và công nghệ thông tin để tạo ra những sản phẩm truyền thông sáng tạo trên đa dạng các phương tiện truyền thông.

2. Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị những kiến thức gì?

Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể viết các ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.

Ngoài ra sinh viên theo học ngành này thường sẽ được học về hai chuyên ngành nhỏ hơn là Truyền thông báo chí đa phương tiện và Truyền thông thiết kế đa phương tiện. Từ đó phát triển hơn những kỹ năng như tư duy sáng tạo, content marketing, thiết kế hình ảnh, âm thanh, video,...

3. Ngành truyền thông đa phương tiện thi những môn nào?

Bạn muốn theo học ngành truyền thông đa phương tiện ngay từ khi còn học cấp 3 nên đầu tư mạnh hơn đối với các môn về: Toán, Ngữ Văn, Anh Văn. Bởi đây không chỉ là những môn thi, xét tuyển đầu vào của các trường đại học, cao đẳng hiện nay mà còn là cơ sở để bạn phát triển những kỹ năng cần thiết của ngành truyền thông.

  • Toán học: giúp bạn phân tích số liệu và có kế hoạch phù hợp trong khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ ngân sách.

  • Ngữ Văn: cho bạn cái nhìn nhạy bén với sự phát triển của xã hội, để từ đó trang bị kỹ năng nhận biết vào tạo đề tài, khả năng viết tốt.

  • Anh văn: ngôn ngữ mở ra cho bạn cơ hội gia nhập và phát triển với thế giới. Cũng nhờ ngôn ngữ giúp bạn cập nhật và học hỏi những kiến thức mới, chuyên sâu của thế giới.

Ngoài những môn học trên bạn cũng nên tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết để theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện.

4. Học Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà Cử nhân Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc cụ thể như:

  • Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)

  • Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)

  • Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)

  • Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website)

  • Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa)

  • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành

5. Các trường ĐH đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện

5.1 Đại học FPT.

5.2 Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.

5.3 Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

5.4 Đại học Rmit.

5.5 Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.

5.6 Đại Học Xã Hội và Nhân Văn TP. HCM.

5.7 Đại học quốc tế Hồng Bàng.

5.8 Đại học Swinburne.

6. Những đặc điểm nào cho biết bạn phù hợp với chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện?

Thực ra, có rất nhiều tố chất bạn cần phải có để trở thành một nghệ sĩ đa phương tiện chuyên nghiệp, nhưng 6 tố chất sau đây mang tính quyết định liệu bạn có thành công hay không trong việc du học ngành này cũng như theo đuổi ngành Đa phương tiện cho sự nghiệp sau này của bạn

  • Năng khiếu tư duy thẩm mỹ và tạo hình

  • Khả năng sáng tạo cao và có một kiến thức rộng

  • Khả năng thích ứng với sự biến đổi và sức ép của công việc

  • Tính kiên trì và tác phong làm việc chuyên nghiệp

  • Khả năng tiếp cận với các công nghệ mới, đặc biệt là CNTT

  • Khả năng ngoại ngữ tốt (đặc biệt là tiếng Anh)

7. Lý do nên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện?

Nếu như bạn đã có đam mê với ngành học Truyền thông đa phương tiện nhưng bạn vẫn chưa thực sự chắc chắn tại sao mình lại chọn ngành học này để theo đuổi học tập và đồng hành với nó cho sự nghiệp của mình, thì hãy nhìn qua một vài lý do sau nhé: 

  • Cơ hội việc làm hấp dẫn, đa dạng

  • Tính chất công việc hiện đại, bắt kịp xu thế toàn cầu

  • Thời gian làm việc linh hoạt

  • Công việc không bao giờ khiến bạn cảm thấy nhàm chán

  • Khả năng thăng tiến cao

  • Công việc "xuyên biên giới"

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2023, Viện Công Nghệ Thông Tin ITPlus tuyển sinh các chuyên ngành: 

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1