- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Dù bạn có học bất cứ một ngôn ngữ thì cũng phải có một quá trình để tìm hiểu rõ về ngôn ngữ đó và lập trình PHP cũng vậy. Để học tốt được lập trình PHP thì ngay từ bước đầu tiên bạn phải có những bước đi đúng hướng vì nó rất quan trọng và cần thiết để xác định hướng đi đúng. ITPlus sẽ chia sẻ 6 bước đi đúng đắn nhất khi bạn học lập trình PHP.
Quan niệm là điều quan trọng đầu tiên bạn phải nghĩ đến. Nếu bạn là người thông minh bạn phải có lập trường vững vàng với những quyết định của mình. Nếu không bạn rất dễ bị lay động bởi những thông tin xung quanh.
Bạn có thể đến các lớp dậy thêm hoặc trung tâm để nâng cao kĩ năng và kiến thức của mình nhưng không phải cứ đi học ở đó là bạn sẽ giỏi. Điều khắc phục tốt nhất là bạn nên kết hợp với tự học vì khi tự học bạn sẽ ngẫm ra được rất hiều điều thú vị. Nếu không biết bạn lên các diễn đàn để tìm hiểu và hỏi những vấn đề bạn đang gặp phải.
Để học tốt bạn cần biết ngôn ngữ PHP mà bạn sẽ học gồm những nội dung nào và tìm hiểu những nội dung đó:
+ Bộ thông dịch
+ Ngôn ngữ
+ Cấu trúc dữ liệu
+ Các thuật toán trên dữ liệu hay còn gọi là các API
+ Các công nghệ đi kèm hoặc có thể giao tiếp được với PHP.
+ Các best practice đặc thù của riêng công nghệ đó.
Là giai đoạn bạn bắt đầu quan tâm đến việc dùng PHP để code các ứng dụng sản xuất bằng việc tự tin sử dụng các API. Đặc trưng của giai đoạn này là thực hành để có các cảm nhận chung về kĩ năng code. Tại giai đoạn này bạn có thể lấy một chứng chỉ Zend nếu bạn muốn. Tuy nhiên Zend chỉ chứng nhận bạn là có kĩ năng để nhớ API, một điều khá cần để code API với notepad.
Đây là giai đoạn bạn quan tâm đến việc refactor lại code. Bạn có thể tạo ra nhiều function và class hơn trong một nỗ lực cố gắng làm cho chúng modular hơn. Bạn sẽ cố áp dụng các thư viện như PEAR hay Smarty, PHPSavant vào ứng dụng của bạn để làm cho cách code của bạn đi vào chiều hướng ổn định. Lúc này bạn đã thấy được sự cần thiết phải có một coding convention nhất quán ([url=http://pcdinh.googlepages.com/phpvietnamcodingstandards]Reference[/url). Bạn sẽ quan tâm đến bảo mật hơn. Giai đoạn này sẽ giúp bạn có một lối tư duy chín chắn hơn nhưng nhiều lo ngại hơn vì bạn cho rằng bạn vẫn chưa thực sự hiểu PHP.
Đến được giai đoạn này thì bạn đã phần nhiều nắm được bản chất của PHP. Bạn nên bắt đầu học UML, design pattern, tìm hiểu về các hệ thống lớn. Tìm hiểu software engineering processes và tự hỏi làm sao để áp dụng XP, Scrum hay các agile methodology khác và các performance, object oriented engineering, database design, system architect, code review. Việc tương tác giữa PHP và các hệ thống khác như Python, Ruby, Jaav, Erlang .. trở nên quan trọng hơn với bạn lúc này vì cuối cùng thì bạn đã nhận ra PHP có nhiều điểm yếu nhưng không tới mức phải thay thế PHP bằng 1 giải pháp khác. Các công nghệ mã nguồn mở và tự do sử dụng phân phối như Java, Perl, Python, Ruby, JRuby, Groovy, Erlang, Lua… cho phép chúng tận dụng các thư viện của nhau cũng như các điểm mạnh riêng của nhau.
Cuối cùng là giai đoạn cấp cao nhất trong cả 6 giai đoạn. Bạn có thể triển khai các hệ thống lớn, customize và migrate các ứng dụng phức tạp. Có đủ tư duy và kiến trúc cũng như độ trải nghiệm thực tế để thiết kế hệ thống . Lúc này bạn đã có thể tự đặt cho mình mục tiêu làm các ứng dụng lớn với PHP.
Tạo ra các ứng dụng ERP, CRM, Forecast System bằng PHP mà vốn chúng thường được code bằng các phần mềm như Java, ASP.NET. Bạn đột nhiên quan tâm nhiều đến các cuộc hội thảo. Bạn thấy kinh nghiệm của các industry expert thật cần thiết và gần gũi với khả năng của bạn.
Với 6 bước như trên, ITPlus mong muốn các bạn có những kinh nghiệm tốt nhất để học tốt lập trình PHP. Chúc các bạn thành công!
Ban truyền thông ITPlus