BIẾN TRONG PHP

22-08-2016 11:59

BIẾN TRONG PHP

Ở các bài học trước chúng ta đã đi tìm hiểu về cách cài đặt môi trường các công cụ thường được sử dụng khi lập trình với ngôn ngữ PHP. Để nối tiếp cho các phần đó, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về biến trong ngôn ngữ PHP.

Biến là “thùng chứa” dùng để lưu trữ thông tin.

 

KHAI BÁO BIẾN TRONG PHP

Trong PHP, một biến bắt đầu với ký hiệu $, đi theo sau là tên của biến:
Ví dụ :

<?php
$txt = "Hello world!";
$x = 5;
$y = 10.5;
?>       

Sau quá trình thực thi của các câu lệnh phía trên, biến $txt sẽ giữ giá trị Hello world!, biến $y sẽ giữ giá trị là 5, và biến $y sẽ giữ giá trị 10.5.

Chú ý: Khi bạn gán giá trị chuỗi ( văn bản) cho một biến, đặt dấu ngoặc kép bao quanh giá trị của nó.

Chú ý: Không giống các ngôn ngữ khác, PHP không có bất kể một lệnh nào cho việc khai báo một biến. Nó được tạo ở thời điểm bạn gán giá trị cho nó lần đầu tiên.

Liên tưởng biến là thùng chứa dùng để lưu trữ dữ liệu.

 

BIẾN TRONG PHP

Một biến có thể có một tên ngắn ( như: x và y) hoặc một tên mô tả nhiều hơn ( như: age, carname, total_volume).

Các quy tắc luật của biến trong PHP:

            Một biến bắt đầu với ký hiệu $, theo sau bởi tên của biến.
            Tên của một biến phải bắt đầu với chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

            Tên của một biến không thể bắt đầu bởi một chữ số.

            Tên biến chỉ có thể bao gồm các ký tự chữ cái, các ký tự số và dấu gạch dưới ( A-z, 0-9, và _).

            Tên biến có phân biệt chữ hoa, chữ thường ( $age và $AGE là 2 viến khác nhau).

Nhớ rằng biến trong PHP có phân biệt chữ hoa, chữ thường.

 

HIỂN THỊ BIẾN
Câu lệnh echo thường được sử dụng để hiển thị dữ liệu lên màn hình.

Ví dụ bên dưới sẽ cho bạn thấy cách mà chúng ta hiển thị chuỗi ( văn bản) và một biến ra màn hình

<?php
$txt = "ITPlus";
echo "I love $txt!";
?>

Kết quả: I love ITPlus

Ví dụ sau đây sẽ hiển thị kết quả giống với ví dụ phía trên:

<?php
$txt = "ITPlus";
echo "I love " . $txt . "!";
?>

Ví dụ dưới đây sẽ hiển thị tổng của hai biến:

<?php
$x = 5;
$y = 4;
echo $x + $y;
?>

Kết quả: 9

 

PHP LÀ MỘT NGÔN NGỮ ĐỊNH KIỂU LỎNG LẺO
Trong các ví dụ ở phía trên, chúng ta không cần phải chỉ cho PHP biết kiểu dữ liệu của biến.

PHP tự động chuyển kiểu của biến dựa vào giá trị của nó.

Trong các ngôn ngữ khác, ví dụ như C, C++, và Java, lập trình viên phải khai báo tên và kiểu dữ liệu của biến trước khi sử dụng nó.

Biến có thể lưu được giá trị của các loại khác nhau, và các kiểu dữ liệu khác nhau có thể làm được những việc khác nhau.

PHP hỗ trợ các kiểu dữ liệu sau:
            String

            Integer

            Float

            Boolean

            Array

            Object

            NULL

            Resource

 

PHẠM VI CÁC BIẾN TRONG PHP
Trong PHP, các biến có thể được khai báo ở bất kỳ đâu trong script.

Phạm vi của một biến là phần của script nơi mà biến có thể được tham chiếu/ sử dụng.

PHP có ba phạm vi biến khác nhau:

            Cục bộ ( local)

            Toàn cục ( global)

            Tĩnh ( static)

 

PHẠM VI TOÀN CỤC VÀ CỤC BỘ

Một biến được khai báo bên ngoài một hàm có PHẠM VI TOÀN CỤC và chỉ có thể được truy cập bên ngoài hàm.

Ví dụ:

<?php
$x = 5; // Phạm vi toàn cục

function myTest() {
    // Sử dụng x bên trong hàm này sẽ phát sinh ra lỗi
    echo "<p>Variable x inside function is: $x</p>";

myTest();

echo "<p>Variable x outside function is: $x</p>";
?>

Kết quả:

Variable x inside function is:

Variable x outside function is: 5

 

Một biến được khai báo bên trong một hàm có PHẠM VI CỤC BỘ và chỉ có thể được truy cập bên trong hàm đó.

Ví dụ:

<?php
function myTest() {
    $x = 5; // phạm vi cục bộ
    echo "<p>Variable x inside function is: $x</p>";

myTest();

// sử dụng bên ngoài hàm myTest sẽ phát sinh ra lỗi
echo "<p>Variable x outside function is: $x</p>";
?>

Kết quả :

Variable x inside function is: 5

Variable x outside function is:

 

TỪ KHÓA STATIC TRONG PHP

Thông thường, khi một hàm được hoàn thành/ thực thi, tất cả biến của nó bị xóa. Tuy nhiên, thỉng thoảng chúng ta muốn một biến cục bộ nào đó KHÔNG bị xóa để phục vụ cho một công việc nào đó.

Để có thể làm được như vậy, chúng ta sử dụng từ khóa static khi bạn khai báo biến lần đầu tiên:

Ví dụ:

<?php
function myTest() {
    static $x = 0;
    echo $x;
    $x++;
}

myTest();
myTest();
myTest();
?>

Kết quả:

0

1

2

 

Mỗi lần hàm được gọi, biến đó sẽ vẫn có thông tin mà nó chứa từ lần cuối cùng hàm được gọi.

Chú ý: Phạm vi biến vẫn là cục bộ đối với hàm.

Bài tập : Tạo 1 biến, sau đó tìm hiểu cách hiển thị dữ liệu lên màn hình/ trang web.

 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong khái niệm về biến trong PHP. Ở bài học tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách kết hợp giữa mã PHP và mã HTML trong 1 trang web.

 

Nguồn: http://www.w3schools.com/php/php_variables.asp

                                                                                                                                   

                                                                                                                                    Toàn Nguyễn

Bài viết cùng chủ đề