“Bản thân designer không phải là thiết kế cho các chuyên gia, chúng ta thiết kế để phục vụ khách hàng” – Thầy Nghiêm Quang Anh, GV Viện CNTT ITPlus

08-12-2022 16:16

Thuật ngữ UX UI xuất hiện khắp nơi xung quanh ta từ Marketing, Lập trình, Đồ họa...Nhưng bạn có thực sự biết UX UI là gì? Nó có thực sự cần thiết với người làm nghề thiết kế đồ họa hay không? Tại sao các doanh nghiệp lại đang săng lùng thiết kế biết UX UI? Những thắc mắc này sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

Để hiểu rõ về UX UI, Ban Truyền Thông ITPLUS đã xin phỏng vấn thầy Nghiêm Quang Anh. Thầy đã có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế đồ họa, tham gia nhiều dự án lớn trong và ngoài nước. Thầy hiện là giảng viên thiết kế đồ họa, trong đó có môn UX UI tại Viện CNTT ITPLUS.

Bên cạnh kinh nghiệm thực chiến với các dự án từ doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng như nước ngoài, thầy còn hỗ trợ tư vấn cho nhiều doanh nghiệp là đối tác lâu năm của ITPLUS như Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, FPT Software, Tập đoàn LG, Tập đoàn VNPT....

Lớp Thiết kế đồ họa nâng cao – Chương trình hợp tác đào tạo giữa Viện CNTT ITPlus và Khoa HTTTKT và Thương mại điện tử - Đại học Thương mại (Thầy Quang Anh áo đen đứng giữa)

  1. UX UI là gì?

UX (User Experience) – Trải nghiệm người dùng; UI (User Interface) – Giao diện người dùng. Đây là một trong những thuật ngữ được quan tâm nhất những năm gần đây. Chúng đi kèm và bổ trợ cho nhau để mang đến cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm.

Trong thời đại công nghệ, khi con người chúng ta đã quen với việc: mua hàng online qua các sàn thương mại điện tử, thanh toán bằng quét mã Qr, đặt đồ ăn, đặt xe qua ứng dụng...thì việc thiết kế giao diện sản phẩm thu hút đi kèm trải nghiệm trơn tru, dễ thao tác từ UX UI chính là điểm níu kéo chân khách hàng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng quan tâm và khát nhân sự thiết kế hiểu về UX UI. 

  1. Thiết kế đồ họa và UX UI có sự liên quan với nhau không?

Là người làm thiết kế, bạn đã từng bao giờ hỏi? “Khách hàng thực sự của chúng ta là ai?”.

Thường các bạn thiết kế hay bỏ qua việc tìm hiểu phân khúc khách hàng cũng như nhu cầu thực tế của khách hàng.

Đồ án cuối khóa của học viên Nguyễn Cường, Đặng Quốc Tuấn lớp UXUI0122E tại ITPLUS - Giảng viên thầy Nghiêm Quang Anh

Thầy Nghiêm Quang Anh cho rằng “Bản thân người thiết kế không phải là thiết kế cho các chuyên gia mà chúng ta thiết kế để phục vụ khách hàng. Ở đây chính là đối tượng người dùng của chúng ta.”

Do đó, trong thiết kế đồ họa, người làm thiết kế phải luôn quan tâm đến trải nghiệm người dùng.

Ví dụ, khi so sánh giữa 2 sản phẩm: 1 sản phẩm mà chúng ta đề đạt được mong muốn của người dùng và 1 sản phẩm không tương thích với người dùng thì đôi khi những sản phẩm dễ sử dụng hơn thì có lượng tương tác dễ hơn.

  1. Người làm thiết kế đồ họa có thực sự cần UX UI trong công việc?

Trải nghiệm người dùng thực chất xuất hiện trong nhiều ngành nghề khác nhau như Marketing, Truyền thông, Lập trình, Sale…Các ngành nghề này đều cần quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng để làm khách hàng hài lòng hơn.

Chẳng hạn, chỉ cần nhìn xung quanh ta, các doanh nghiệp, hàng quán đều muốn chọn địa điểm đắc địa trên các con phố như góc ngã tư đường, mặt phố; hay như poster cho quán ăn, mỹ phẩm cũng cần nghiên cứu màu sắc, bố cục như thế nào để phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam và nhóm đối tượng doanh nghiệp nhắm đến. Tất cả những điều đó đều liên quan đến trải nghiệm người dùng.

Figure 1: Đồ án cuối khóa của học viên Nguyễn Thị Thùy Linh, Hoàng Bá Thiên, Triệu Minh Đức lớp UXUI0122E tại ITPLUS - Giảng viên thầy Nghiêm Quang Anh

Và tất nhiên thiết kế đồ họa cũng cần quan tâm đến điều này. Khi được hỏi về tầm quan trọng của UX UI trong nghề thiết kế, thầy Quang Anh cũng chia sẻ:

“Các bạn cũng cần nghiên cứu những sở thích chung của khách hàng cũng như cái mong muốn của từng độ tuổi thì chúng ta mới có được 1 sản phẩm phù hợp giữa tiêu chí là quảng bá về sản phẩm mà vẫn thu hút được tốt nhất khách hàng của mình.

Người thiết kế về UX UI cũng như những người thiết kế đồ họa chính là cầu nối giữa việc đạt được lợi ích của doanh nghiệp về sản phẩm, cũng như đạt được mong muốn của người tiêu dùng. Nếu không có người tiêu dùng thì sản phẩm của bạn rõ ràng sẽ bị giảm doanh số và phần nào đấy thì việc đó sẽ giảm sự tăng trưởng của doanh nghiệp.”

Hãy thử tưởng tượng, 1 khách hàng nữ, mặc váy body đứng trước standee bạn làm. Khách hàng muốn quét mã Qr để truy cập đường link mua hàng từ Website, Facebook nhưng mã Qr lại nằm dưới tận cùng của standee, liệu vị khách đó có còn muốn tiếp tục quét mã? Vị trí mã Qr ở đây dù gọn gàng nhưng có thực sự phù hợp?

  1. Phát triển sang UX UI, người làm thiết kế đồ họa cần quan tâm gì?

Bạn học thiết kế đồ họa nghĩa là bạn đang nắm trong tay 1 lợi thế rất lớn khi chuyển sang UX UI.

“Ví dụ như mặt UI, các bạn đồ họa cũng đã hiểu về bố cục, màu sắc và quan trọng nhất là các bạn cũng rất quen với các công cụ thiết kế rồi. Và ở Việt Nam, những phần mềm thiết kế mà đa số các bạn sử dụng sẽ có chung một nền tảng. Khi các bạn qua lại giữa các nền tảng khác nhau thì cũng sẽ là những thuận lợi cho các bạn học thiết kế.” – Thầy Quang Anh chia sẻ.

“Tuy nhiên để làm giao diện đẹp thì không phải là vấn đề của người phát triển về app hay là thiết kế mà còn cần đến trải nghiệm của người dùng, đây là cái mà chúng ta thường thiếu.

Như trước đây, chúng ta có thói quen chỉ làm giao diện mà không chú ý đến tính năng, không chú ý đưa những luồng của người sử dụng như thế nào vào. Người sử dụng sẽ đi vào đâu, đi vào luồng như thế nào để sử dụng phần mềm thuận lợi nhất. Chúng ta hay thiếu những yếu tố đó. Và UX, UI sẽ cải thiện cho các bạn.”

Ngoài ra, người làm thiết kế đồ họa cũng cần trang bị thêm nhiều kỹ năng như kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích khách hàng. Chúng ta cần có những câu hỏi để khách hàng trả lời điều mà họ mong muốn, hài lòng và người làm thiết kế đồ họa cũng cần có những phương thức khác nhau để tiếp cận đến khách hàng. Từ đó, chúng ta mới đem lại những trải nghiệm người dùng tốt. Chúng ta hiểu khách hàng thì chúng ta mới làm ra những sản phẩm hoàn thiện hơn.

  1. Chúng ta có thể tìm hiểu UX UI từ đâu?

Thực chất, việc quan tâm đến trải nghiệm người dùng không phải chỉ xuất hiện mới gần đây mà nó đã bắt nguồn từ rất lâu rồi. Là người đã đi làm tại nhiều công ty lớn, tham gia các dự án nước ngoài và nhiều dự án lớn khác thầy Quang Anh chia sẻ, trong quá trình vừa đi làm, vừa giảng dạy cả thiết kế đồ họa và UX UI, thầy nhận thấy nó có vẻ còn mới so với các bạn ở Việt Nam. Nhưng những người làm đồ họa lâu năm hoặc làm tại các doanh nghiệp lớn thì đều đã quen thuộc với thuật ngữ trải nghiệm người dùng.

Như trước đây hay có chương trình tiếp thị tặng quà. Khi đi vào siêu thị, nếu trả lời câu hỏi thì sẽ nhận được những phần quà. Đấy là những sơ khởi nhất về khảo sát người dùng. Người ta từ đó sẽ thu thập thói quen của người sử dụng.

Đồng hành với ITPLUS nhiều năm qua, là một trong những giảng viên đầu tiên giảng dạy UX UI tại ITPLUS, thầy Nghiêm Quang Anh cũng có những chia sẻ chân thực về quá trình giảng dạy tại Viện CNTT ITPLUS.

“Với ITPLUS, mình nhận thấy đây là một trong những cơ sở rất tốt trên thị trường Hà Nội. Không chỉ là về chất lượng giáo dục mà còn về điều kiện cho các học viên. Bên cạnh viên các bạn được tiếp thu kiến thức từ các thầy, các bạn còn có cơ hội làm các bài tập thực tế. Vẫn luôn có các doanh nghiệp đồng hành cùng ITPLUS nên học viên sẽ có nhiều cơ hội được làm các dự án thực tế hơn.”

Thầy Nghiêm Quang Anh chụp cùng Lớp Thiết kế đồ họa nâng cao – Chương trình hợp tác đào tạo giữa Viện CNTT ITPlus và Khoa HTTTKT và Thương mại điện tử - Đại học Thương mại

Buổi bảo vệ đồ án lớp đồ họa dài hạn tại ITPLUS (Thầy Quang Anh mặc áo đen chấm phản biện)

“Với bản thân mình, trong quá trình dạy ở ITPLUS, mình vừa dạy vừa trau dồi kiến thức thực tế và chia sẻ những kiến thức mới đến các bạn  học viên để áp dụng vào chính sản phẩm của mình. Vì các bạn chỉ học lý thuyết không mà không có các cơ hội để thực hành thì mình cũng khó có thể hiểu rõ bản chất của vấn đề.” – thầy Quang Anh chia sẻ thêm.

Cảm ơn thầy Quang Anh đã dành thời gian để nhận phỏng vấn từ Ban Truyền Thông của ITPLUS.

Việc học thêm kỹ năng mới không chỉ giúp cho người làm thiết kế phát triển tốt hơn về nghề mà còn là cơ hội để chúng ta phát triển bản thân tốt hơn. Và nếu bạn quan tâm đến đồ họa nói chung, UX UI nói riêng thì hãy tìm những nguồn thông tin uy tín để tránh hiểu sai về nghề và kiến thức. ITPLUS vẫn luôn có những khóa đào tạo về đồ họaUX UI để đồng hành cùng bạn trong quá trình phát triển với nghề!

Ban Truyền Thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề