- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Hiện nay, CMS sẽ là một công cụ phổ biến và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc hỗ trợ công việc quản trị nội dung website đối với các nhà quản trị website. Vậy CMS là gì? Lợi ích khi sử dụng CMS? Hãy cùng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITPlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
CMS (Content Management System) là một hệ thống quản lý nội dung giúp quản lý và chỉnh sửa nội dung trang web dễ dàng hơn. Nội dung được đề cập có thể là văn bản, hình ảnh, video, nhạc, tập tin, v.v. Với một CMS, quản trị viên web có một ý tưởng rõ ràng về loại nội dung có sẵn trên một trang web. Từ đó, quản trị viên có thể phát triển các chiến lược để thêm, sắp xếp và làm mới nội dung một cách hiệu quả mà không cần thông qua các lập trình viên trang web.
Hệ thống CMS sẽ giúp người quản trị website tiết kiệm thời gian quản lý hơn, giảm chi phí vận hành website. CMS không chỉ phù hợp với các công ty, doanh nghiệp lớn mà còn phù hợp với các cá nhân. Từ đó giúp người làm nội dung dễ dàng tạo website và quản lý tốt hơn hệ thống nội dung của mình.
Một số chức năng chính có trong CMS được kể đến như:
Chỉnh sửa thêm bớt nội dung trên website
Tạo và lưu trữ nội dung
Hỗ trợ chia sẻ nội dung
Quản lý nội dung và phân quyền người dùng
Sitemap
Chức năng WYSIWYG,…
Mã nguồn mở CMS (Mã nguồn mở)
CMS mã nguồn mở được cung cấp miễn phí từ các công ty công nghệ lớn. Đây cũng là hệ thống CMS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm nổi bật nhất của CMS là hoàn toàn miễn phí và dễ sử dụng. Khi bạn đã cài đặt CMS, các tính năng quản lý trang, trình chỉnh sửa, lựa chọn bố cục đều được thiết lập và sẵn sàng để người dùng sử dụng ngay. cms-la-gi
Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng các tính năng cao cấp hơn. Bạn có thể nâng cấp lên phiên bản trả phí của nhà sản xuất hoặc liên hệ với bên thứ ba. Nếu bạn chỉ đang sử dụng các chức năng quản trị thông thường, thì một CMS mã nguồn mở và miễn phí là đủ. Một số CMS mã nguồn mở phổ biến như: WordPress, Opencart, Magento…
Đắc điểm của CMS tự code hoặc sử dụng Framework là hệ thống sẽ được lập tức triển khai với tên miền riêng và bạn sẽ có được một hệ thống mới được thiết kế từ đầu. Bạn có thể tạo một website có thể tùy chỉnh theo sở thích mong muốn của riêng mình. Tuy nhiên, để tạo được hệ thống CMS bằng cách tự code hoặc áp dụng một hệ thống framework sẽ mất một khoảng thời gian tương đối lớn. Ngoài ra, nếu bạn không biết gì về mã nguồn thì sẽ phải bỏ thêm một khoảng tiền để thuê người tạo ra hệ thống quản lý website.
CMS mất phí
Đối với CMS mất phí, đây là loại hình CMS đã được các đơn vị kinh doanh dịch vụ CMS xây dựng sẵn để bán cho khách hàng. Ở đây, các công cụ đã được tích hợp sẵn giúp bạn dễ dàng thao tác hơn. . Ngoài ra, các tính năng cơ bản và nâng cao đều có thể được sử dụng và rất hiếm khi có lỗi. Nếu bạn gặp phải bất kỳ một vấn đề nào, bạn có thể trực tiếp liên hệ với nhà sản xuất để được giải quyết một cách nhanh chóng. Một trong những bất lợi duy nhất là đối với những người sản xuất nội dung số, đó là chi phí lớn mà bạn phải trả.
Tối ưu hóa chi phí hoạt động digital marketing: với hệ thống CMS, bạn có thể sử dụng website của mình để thực hiện các chiến dịch tiếp thị sản phẩm, email marketing, nhận data từ người dùng... Nó là nền tảng để thực hiện các chiến dịch tiếp theo.
Tối ưu chi phí quản lý: Hệ thống CMS giúp người dùng truy cập và quản lý các nội dung của mình trên website một cách đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm hơn thay vì việc đầu tư vào một hệ thống quản lý website truyền thống không những phức tạp còn tốn kém khi cần phải có nhân sự quản lý.
Không cần đến kiến thức lập trình: hệ thống CMS là một phần mềm hỗ trợ quản lý website mà người dùng không bắt buộc phải có kiến thức lập trình.
Quản lý nội dung của website đơn giản hơn: Các công cụ và tiện ích của CMS giúp người dùng có thể kiểm soát và quản lý website của họ một cách đơn giản, nhất là khi bạn chịu trách nhiệm quản lý một hệ thống thông tin khổng lồ
CMS Wordpress
Đây là phầm mềm CMS phổ biến nhất hiện nay, điển hình là trong web bán hàng, sàn thương mại điện tử,...Wordpress sử dụng hai ngôn ngữ lập trình chính là PHP và MySQL, là loại CMS mã nguồn mở,
CMS Joomla
Joomla CMS là gì? CMS Joomla là một CMS mã nguồn mở và là một trong những CMS được sử dụng phổ biến nhất. Joomla rất hữu ích trong việc chỉnh sửa nội dung và cung cấp nhiều tiện ích để chạy một trang web thương mại điện tử hoặc trang web kinh doanh khác.
CMS Drupal
CMS Drupal là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn thiết kế website quy mô vừa hoặc quy mô lớn. Chính tính linh hoạt, khả năng điều chỉnh tốt và hệ thống plugin đã khiến CMS này trở nên hấp dẫn hơn cả. Drupal thường được sử dụng cho các trang web tin tức, thương mại điện tử, v.v.
CMSMagento
CMS Magento dựa trên ngôn ngữ PHP và lưu trữ dữ liệu trong MySQL. Magento là một CMS mã nguồn mở, người dùng có thể tùy chọn giao diện hoặc cấu hình theo ý muốn. Magento hiện có hai phiên bản: Magento Commerce (trả phí) và Magento Source (miễn phí). Cả hai phiên bản đều có khả năng bảo mật thông tin rất tốt và có thể kinh doanh trực tuyến một cách an toàn.
Ban Truyền thông ITPlus