HỌC LẬP TRÌNH RA TRƯỜNG LÀM NGHỀ GÌ?

23-05-2021 11:25

Lập trình là 1 ngành nghề đang dần phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt khi chúng ta đang ở kỷ nguyên của công nghệ. Nhưng liệu, học lập trình ra trường chỉ có thể viết code? Ngày nay, cơ hội nghề nghiệp dành cho những ai học lập trình đang ngày càng mở rộng và trở nên đa dạng. Nếu bạn đang có ý định theo học lập trình, hãy cùng ITPlus điểm qua những công việc bạn có thể làm sau khi ra trường nhé.

  1. Tester (Chuyên gia kiếm thử phần mềm)

Tester, đúng như cái tên của nó, sẽ là người đi thử nghiệm và tìm ra những lỗ hổng trong quá trình vận hành sản phẩm. Để trở thành một Tester, bạn cần đặt mình vào vị trí một người dùng khó tính, tỉ mỉ để phát hiện kể cả những lỗi nhỏ nhất.

  1. Web Developer (Chuyên gia phát triển web)

Đây chắc chắn là công việc khá phổ biến với các lập trình viên. Web Developer được chia làm 2 loại chính: Front-end và Back-end. Khi bạn mở lên một trang web, tất cả những gì bạn nhìn thấy, từ font chữ, bố cục, nội dung,… sẽ được xây dựng bởi một lập trình viên Font-end. Trong khi đó, lập trình viên Back-end sẽ là người xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ của trang web đó.

  1. Full – Stack Developer (Lập trình viên đa năng)

Cái tên dường như đã phản ánh lên nội dung của công việc này. Là một lập trình viên Full – Stack, bạn sẽ cần thành thạo một cách toàn diện cả Front-end và Back-end. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tự tay xây dựng từ A-Z một website, từ phần cơ sở dữ liệu đến phần nhìn.

  1. Business Analyst – BA  (Chuyên viên phân tích nghiệp vụ)

Nói một cách dễ hiểu hơn, các BA sẽ là cầu nối trung gian giữa khách hàng với các lập trình viên. Họ cũng giống như một người phiên dịch và tư vấn, không những truyền đạt ý kiến khách hàng, mà còn gợi ý cho các lập trình viên một số những giải pháp khả thi và mô hình hóa tài liệu theo ngôn ngữ dễ hiểu nhất.

  1. Mobile Application Developer (Chuyên gia phát triển ứng dụng di động)

Các ứng dụng di động ngày càng trở nên phổ biến, đồng thời mở rộng cơ hội cho những chuyên gia phát triển các ứng dụng này. Khác với lập trình website một chút, việc lập trình ứng dụng di động yêu cầu các lập trình viên phải có cho mình một tư duy nhanh nhạy để có thể bắt kịp những xu hướng mới nhất.

  1. UX/UI Developer (Chuyên gia thiết kế trải nghiệm sản phẩm người dùng)

Đây là một ngành nghề còn khá xa lạ, tuy nhiên lại đang dần phổ biến hiện nay. UX/UI Designer sẽ là những người chịu trách nhiệm thiết kế và tối ưu giao diện người dùng, cải thiện những trải nghiệm trong quá trình sử dụng và các công đoạn khác nhằm mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Để đáp ứng những yêu cầu công việc, họ sẽ cần có sự tỉ mỉ, khéo léo, một con mắt thẩm mỹ tốt và sự thành thạo các ứng dụng thiết kế.

Lời kết

Trên đây là một số ngành nghề dành cho những ai học về lập trình. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cơ hội ngành nghề và có sự lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của mình.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

                                                                                                                                                                               Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề