NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LẬP TRÌNH MAGENTO

14-08-2019 22:08

Với sự bùng nổ về các doanh nghiệp thương mại điện tử, hoặc việc tiếp cận khách hàng online bằng các trang thương mại điện tử khiến cho nhu cầu thuê các lập trình viên dựng website thương mại điện tử rất nhiều. Đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ cho các developer tương lai. Và để cho các lập trình viên làm được điều đó, hãy cùng ITPlus Academy bắt đầu với một khái niệm cơ bản: Lập trình Magento.

Magento là gì?

Magento là một mã nguồn mở để xây dựng các website thương mại điện tử dùng ngôn ngữ PHP dựa trên nền tảng Zend Framework.  Hiện có 2 phiên bảng Magento: Community Edition (CE) là phiên bản miễn phí và Enterprise edition (EE) phải trả phí. Bạn sẽ được Magento hỗ trợ khi dùng Magento EE nhưng giá khá đắt. Magento được đánh giá là một trong những phần mềm thương mại điện tử phức tạp nhất hiện nay.

Hiện nay có khá nhiều website thương mại điện tử lớn tại Việt nam như PNJ ShoppingTrung Nguyên (do công ty DBIZ phát triển), Lotte .. Một số công ty tại Việt Nam đã nắm bắt được nhu cầu sử dụng Magento đã tập trung xây dựng các Magento extension và nằm trong top các công cung cấp extensions trên thế giới.

Những tính năng cơ bản của Magento

  • Quản lý sản phẩm với hình ảnh, tùy chọn đánh giá sản phẩm, hàng tồn kho,…
  • Dễ dàng tìm kiếm và chọn sản phẩm dựa trên danh mục có sẵn
  • Quản lý hàng tồn kho dễ dàng, kiểm soát hàng nhập và xuất kho
  • Quản lý thông tin khách hàng, tình trạng khách hàng, lịch sử giao dịch, giỏ hàng
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng với nhiều tính năng, khả năng liên hệ với khách hàng và theo dõi khách hàng một cách toàn diện
  • Quản lý đặt hàng
  • Thanh toán dễ dàng với nhiều hình thức hỗ trợ thanh toán như Credit Card, PayPal, các module thanh toán như CyberSource, ePay, eWay
  • Công cụ hỗ trợ tìm kiếm nhanh chóng trên Google SiteMap
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ và nhiều loại tiền tệ
  • Tích hợp với Google Analytics giúp quản lý báo cáo và đánh giá tình hình kinh doanh hiệu quả

Lập trình viên Magento sẽ phải làm gì?

Một số công việc chính của lập trình viên Magento

  • Phát triển, tích hợp hay tùy biến theme
  • Tùy biến core của Magento nhằm đáp ứng các quy trình hoặc yêu cầu kinh doanh thực tế
  • Phát triển các extension mới
  • Tùy biến các extension có sẵn do các nhà cung cấp thứ ba phát triển
  • Tạo hoặc import danh mục (category) và sản phẩm
  • Tích hợp với các hệ thống khác như ERP, CRM, POS, các cổng thanh toán
  • Cập nhật các version mới khi Magento ra các phiên bản mới
  • Performance tuning

Để tìm hiểu sâu hơn, các bạn có thể xem thêm bài viết ITviec : Magento là gì ? Có nên trở thành Magento Deverloper ?

Ban truyền thông ITPlus Academy

 

Bài viết cùng chủ đề