Phân biệt UI và UX designer

18-10-2020 16:04

Có thể nói, nơi làm việc chính là địa điểm mắc sai lầm nhiều nhất khi sử dụng hai khái niệm UI và UX. Những nhầm lẫn này thường dẫn đến rất nhiều sai sót trong quá trình tìm việc và trong cả lúc làm việc. Ở bài viết này, ITPlus sẽ giúp bạn phân biệt 2 khái niệm trên một cách toàn diện nhất nhé:

Tổng quát

UI (Giao diện người dùng) - Một mảng chuyên biệt giải quyết và phát triển các phần của giao diện mà người dùng sử dụng để tương tác với website và app, bao gốm các nút hiển thị và thao tác (tính năng cử chỉ) như trượt sang phải/trái; lắc điện thoại …

UX (Trải nghiệm người dùng) - UX chuyên biệt nghiên cứu các hành vi và cảm nhận của người dùng, luôn nghiên cứu từ góc nhìn của người dùng.

Và hai từ nữa liên quan tới UI/UX bạn cần biết: 

Web development - Là người phụ trách công nghệ cho việc xây dựng một website, chi tiết hơn là bộ phận phụ trách mảng code cho một website, được phân loại ra gồm: front-end và back-end (sẽ được giải thích phía dưới nhé!)

Web design - “Trùm” của UI/UX là đây! Web design là bộ phận liên quan tới thiết kế về hình ảnh web và gồm cả thiết kế UI/UX và các thiết kế khác trên website.

Các khái niệm trên đều quan trọng trong xây dựng một website và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Web design và web development gắn kết chặt chẽ, thiết kế UI thì ảnh hưởng tới UX, và web development là bộ phận hỗ trợ cho các bộ phận còn lại.

Về bản chất

UI - User Interface - Nói một cách đơn giản, UI là việc thiết kế giao diện sao cho việc truy cập của bạn dễ dàng, nhanh, gọn. 

Đó là nguyên tắc trong hầu hết các mảng ở thiết kế website, và điều phổ biến nhất trong UI bạn nên note lại: Với giao diện thực sự trực quan, người dùng có thể sử dụng dễ dàng hơn mà không phải băn khoăn về nó.

Việc nên làm trong thiết kế UI là bạn cần tìm tìm kiếm những nút trỏ cần thiết hay những chi tiết làm bạn bị mất tập trung vào trải nghiệm chung của website để “xử lí”.

Và mục tiêu của UI không chỉ cung cấp những chi tiết giao diện mà người dùng cần mà còn phải dễ hiểu để người dùng nhận biết nhanh chóng. 

Một mối quan tâm khác là quản lý không gian. Các UI Designers phải tìm ra cách hài hoà giữa việc cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn và tiết kiệm không gian màn hình. Đó là nhiệm vụ của UI Designers để quyết định các yếu tố nào cần phải có mặt mọi lúc và không đáng kể để ẩn hoặc bỏ qua hoàn toàn trên giao diện.

UX - User Experience

UX giống như lĩnh vực thiết kế web “chiều theo” quan điểm của người dùng. Cách bố cục trang web ảnh hưởng đến người dùng như thế nào? Giao diện người dùng ảnh hưởng như thế nào đến người dùng? Khi bạn “lên level”, UX sẽ trở nên chiến lược hơn, như là “làm thế nào để chúng tôi thiết kế một trang để làm cho người dùng muốn đăng ký ?”

Như bạn có thể tưởng tượng, thiết kế UX cũng kết hợp nhiều lĩnh vực khác trong thiết kế web. Rất nhiều người nói về "UI và UX" như đối thủ của nhau, nhưng sự thật là “hai người này” cùng làm việc thay vì đối lập. Trên thực tế, có khá nhiều sự trùng lặp về vai trò khi mà tất cả các kiểu web designers có thể làm tốt hơn từ việc biết một chút về UX. Do đó mà UX cần thiết trở thành một mảng riêng biệt, và khi trong công ty có một chuyên gia UX sẽ đỡ được khá nhiều “áp lực” từ các bộ phận còn lại.

Đừng nghĩ rằng UX không cần thiết nhé! Thực tế có mối tương quan trực tiếp giữa thiết kế UX và các mục tiêu kinh doanh như bán hàng hoặc chuyển đổi. Xem xét nhiều quyết định của con người xuất phát từ cảm xúc và hành vi có thể tối ưu hóa thiết kế của một trang web và khuyến khích một số hành vi nhất định, tạo ra bầu không khí thuận lợi hơn cho những hành vi được thực hiện.

UX - UI Ai hơn ai?

Mỗi bên đều có những vấn đề riêng mà bạn cần phải phân biệt được:

UI:

  • Điều hướng kém
  • Thiếu tùy chọn tùy chỉnh
  • Thiếu các tùy chọn chia sẻ xã hội
  • Những phàn nàn như "làm thế nào để tôi làm điều này" hoặc "nơi tôi có thể tìm thấy điều đó"

UX:

  • Tỉ lệ chuyển đổi kém (nhiều lưu lượng truy cập nhưng ít chuyển đổi)
  • Tỉ lệ thoát cao (khách truy cập rời đi sau vài giây)
  • Thời gian xem video và blog của người dùng còn ít
  • Các lượt truy cập bị phân mảnh, tức là người dùng rời đi ngay sau khi xem một trang thay vì ở lại và khám phá thêm

Mong rằng bạn đã hiểu hơn về 2 khái niệm này nhờ bài viết của ITPLus.

Bài viết cùng chủ đề

1