Product mindset là gì? Tầm quan trọng và cách nuôi dưỡng Product mindset cho lập trình viên.

19-07-2023 17:35

Đối với những những lập trình viên, chuyên gia IT hẳn là đã rõ về khái niệm về Product mindset. Một sản phẩm thành công là khi những lập trình viên, chuyên gia IT suy nghĩ sâu sắc về mọi khía cạnh của sản phẩm, và cảm nhận càng nhiều càng tốt về sản phẩm của họ. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITPlus giải đáp cho câu hỏi Product mindset là gì? Tầm quan trọng và cách nuôi dưỡng Product mindset cho lập trình viên.

1. Khái niệm

Product mindset (tư duy sản phẩm) là quá trình tập trung vào việc tạo ra giá trị có ý nghĩa thông qua sản phẩm cho khách hàng. Để hiểu hơn về khái niệm này, trước hết, chúng ta cần hiểu định nghĩa về “sản phẩm”. 

product mindset

Theo nguồn “The Scrum Guide 2020” thì định nghĩa về Product như sau: Sản phẩm là “Phương tiện mang lại giá trị. Sản phẩm có ranh giới rõ ràng; các bên liên quan đã biết; người dùng, hoặc khách hàng được xác định rõ ràng.” 

Từ đó, có thể hiểu Product mindset (tư duy sản phẩm) là quá trình suy luận,  nghiên cứu về yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó hiểu hơn và nắm rõ về yêu cầu của các bên liên quan, nhằm mục đích mang lại giá trị gia tăng trải nghiệm tốt hơn, đáp ứng, hoặc vượt quá nhu cầu của người dùng.

2. Các yếu tố phổ biến của product mindset
2.1. Xác định khách hàng và các bên liên quan 

Các bên liên quan, hay còn gọi là Skateholders (bao gồm người dùng, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, hay là các phòng ban khác trong nội bộ công ty ) là những người sẽ trải nghiệm và đánh giá trực tiếp về san phẩm, vì vậy người làm sản phẩm nên nghiên cứu kỹ lưỡng về các bên liên quan trước khi tìm hiểu nhu cầu của họ.

2.2. Nắm bắt nhu cầu của người dùng:

Sau khi xác định được khách hàng, để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong quá tình làm san phẩm,  người làm sản phẩm cần tìm hiểu không chỉ những gì khách hàng nói rằng họ cần, mà còn nhận biết trước được nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Có nhiều cách để tìm hiểu nhu cầu của người dùng đó là thông qua lượt truy cập, số liệu, quan sát, hay bất kỳ phương pháp nghiên cứu nào khác. 

Product Management — Clearly Agile

Ngoài ra, trong quá trình này Product team cần tập trung triệt để vào nhu cầu để thức đẩy giải pháp, Product Manager có trách nhiệm thu thập yêu cầu của khách hàng và phản hồi lại cho product team, từ đó product team cần phải thể hiện được cho các bên liên quan rằng những người làm sản phẩm rất am hiểu về nhu cầu của khách hàng, người dùng, các bên liên quan, v.v.

2.3. Nhận phản hồi từ người dùng

Product team cần có quy trình thu thập phản hồi và chia sẻ tiến độ rõ ràng cho các bên liên quan để có thể thuận tiện tiếp nhận yêu cầu và có hành động kịp thời

2.4. Cho phép dùng thử/trải nghiệm sản phẩm miễn phí

Cho phép người dùng dùng thử giải pháp/sản phẩm của bạn miễn phí là cách lý tưởng để vừa nhận được phản hồi/đánh giá về sản phẩm nhanh chóng  vừa giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và vừa tiếp thị sản phẩm mới.

3. Tầm quan trọng và cách nuôi dưỡng Product mindset cho lập trình viên.

3.1. Lợi ích và tầm quan trọng của product mindset

Product mindset (tư duy sản phẩm) đóng vai trò vô cùng quan trọng quan trọng vì nó cho phép công ty của bạn cái thiện và mang lại giá trị lớn hơn cho người dùng từ đó thúc đẩy năng suất và sự đổi mới.

Những lợi ích của áp dụng tư duy sản phẩm có thể kể đến như:

  • Tạo liên kết chặt chẽ hơn giữa phòng IT và doanh nghiệp

  • Triển khai văn hoá lấy người dùng làm trung tâm trong phòng IT

  • Tăng tốc ra mắt các tính năng mới

  • Nâng cao chất lượng cho các tính năng mới

  • Tăng cường khả năng phát triển và ra mắt những giải pháp mang tính đổi mới

  • Cải thiện sự hài lòng và mức độ tương tác của khách hàng

  • Học hỏi cách vận hành với mô hình phân phối lấy sản phẩm làm trung tâm

  • Dễ dàng xử lý nhu cầu từ các đối tác/các bên liên quan

  • Giảm chi phí trong việc phát triển tính năng mới

  • Tuân thủ các quy định và chính sách dễ dàng hơn

Ngoài ra, tư duy sản phẩm giúp bạn và team chuyển đổi các giải pháp được phát triển riêng lẻ, sang các giải pháp được phát triển đồng bộ phù hợp với bối cảnh bên trong và bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, tư duy sản phẩm không phải là cách tiếp cận “một lần là xong”; mà nó liên quan đến việc lên kế hoạch, hỗ trợ lẫn nhau để cải thiện sản phẩm. Quá trình làm sản phẩm sẽ trải qua nhiều lần phát hành các phiên bản/sản phẩm mới để đảm bảo rằng nhu cầu của khách hàng, người dùng và các bên liên quan, được hiện thực hóa.

3.2. Cách nuôi dưỡng Product mindset

Có một điều đặc biệt là, để nuôi dưỡng được tư duy sản phẩm trong chính những người làm sản phẩm thì cần có sự ủng hộ và trợ giúp từ chính nội bộ công ty. Các quản lý cấp cao cần giữ vai trò thúc đẩy sự chuyển đổi văn hóa và ủng hộ tư duy sản phẩm. 

Dưới đây là 06 bước mà các lập trình viên/nhân viên IT có thể thực hiện để bắt đầu quá trình này.

product mindset

 

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề