Sai lầm Developer thường mắc phải và các bước định hướng nghề nghiệp cho Developer năm 2023

22-06-2023 17:20

Định hướng nghề nghiệp là việc đưa ra các quyết định lựa chọn cho công việc và nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Không riêng gì các Developer, các cá nhân trong bất cứ ngành nghề nào muốn phát triển sự nghiệp cũng cần có định hướng nghề nghiệp cho riêng mình. Hôm nay hãy cùng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITPlus  tìm hiểu các sai làm và các bước định hướng nghề nghiệp cho Developer trong năm 2023 nhé!

1. Định hướng nghề nghiệp là gì? 

Định hướng nghề nghiệp là hướng đi mà một cá nhân chọn, về mặt nghề nghiệp, trong suốt cuộc đời của họ. Nếu một người luôn chọn hoặc theo đuổi một loại công việc nhất định, hoặc một công việc trong một lĩnh vực cụ thể, thì đây có thể được xem là định hướng nghề nghiệp của họ. Định hướng nghề nghiệp có thể xuất phát từ sở thích hoặc khả năng nổi trội.

Đối với lĩnh vực lập trình, định hướng nghề nghiệp của Developer có thể xuất phát từ sở thích và năng lực cá nhân, hay từ tác động của môi trường như xu hướng thị trường, mức lương. Định hướng nghề nghiệp giúp Developer khoanh vùng phạm vi để có thể phát huy tốt nhất khả năng và năng lực của mình, rút ngắn thời gian đạt đến vị trí mong muốn, hạn chế các sai lầm trong lựa chọn công việc, hoặc phải làm những việc bản thân không thích hoặc không phù hợp.

2. Những sai lầm trong định hướng nghề nghiệp Developer thường mắc phải

2.1. Không coi trọng định hướng nghề nghiệp

Việc coi nhẹ, không coi trọng định hướng nghề nghiệp có thể dẫn đến nhiều hậu quả như định hướng chậm trễ, tốn thời gian vào những vị trí công việc không phù hợp với bản thân, từ đó mà bị trì hoãn trong quá trình phát triển năng lực, nâng cao kỹ năng và thăng tiến hơn trong sự nghiệp

2.2. Suy nghĩ chưa thấu đáo

Trường hợp này xảy ra khi định hướng nghề nghiệp của các Developer qúa lệch hay khác só với năng lực và sở thích cá nhân của mình. Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu trở thành HR  nhưng bạn lại chưa giỏi giao tiếp, chưa có khả năng quản lý con người thời gian tốt thì cơ hội đảm nhận vị trí này gần như là không.

2.3. Không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm

sai lam va cac buoc dinh huong cho developer

Một lời khuyên cho các Developer là đừng nên quá chú tâm vào công việc mà quên đi việc phát triển kỹ năng xã hội nếu muốn hướng đến các vị trí cao hơn như quản lý. Ai cũng thích làm việc cùng những người khéo léo và giỏi giao tiếp nên hãy trau dồi  kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm,.. bởi ns còn ảnh hưởng nhiều đến định hướng nghề nghiệp lâu dài của bạn

3. Các bước định hướng nghề nghiệp cho Developer trong năm 2023

3.1. Tìm hiểu kỹ lưỡng về các hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân

Riêng với lĩnh vực lập trình, phát triển nghề nghiệp theo chiều ngang là định hướng trở thành quản lý trong các dự án, trong khi phát triển nghề nghiệp theo chiều dọc là đảm nhiệm các công việc kỹ thuật (technical) chuyên sâu. 

Nếu muốn phát triển nghề nghiệp theo chiều dọc, khi Developer muốn thực sự chuyên sâu vào một mảng và muốn gắn bó lâu dài thì định hướng nghề nghiệp phổ biến nhất là đi từ Junior Developer lên Senior Developer. Có trường hợp vẫn phát triển chuyên môn nhưng Developer thuần thục cả Front-end và Back-end thì có thể định hướng trở thành Full-stack Developer, Technical Architect, …..

Còn nếu muốn phát triển theo chiều ngang, khi Developer cảm thấy mình là người yêu thích làm việc chung với người khác, có thể đảm nhiệm vai trò kết nối và điều phối các thành viên trong dự án để xây dựng và phát triển sản phẩm thì có thể hướng đến vị trí Project Manager hoặc chuyển sang nghề mới để hướng đến vị trí Manager/Director. 

3.2. Tham gia đánh giá cuối năm để hiểu và cải thiện  điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

sai lam va cac buoc dinh huong cho developer

Tuỳ theo chính sách của mỗi công ty mà một năm sẽ có 1-2 lần đánh giá hiệu suất (performance review), và tiêu biểu nhất vẫn là buổi đánh giá cuối năm. Lời khuyên dành cho các Developer là nên tham gia và tiếp thu nghiêm túc các lần đánh giá này để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nhìn nhận lại hiệu quả công việc mình đã làm trong năm, và những điểm nào/kỹ năng nào cần được cải thiện.

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề