5 điều bắt buộc phải nhớ trước khi học lập trình ứng dụng android

24-05-2016 11:59

Là hệ điều hành di động rộng rãi nhất toàn thế giới, Android khẳng định được vị thế của mình dựa vào những bước phát triển rõ rệt. Không thể phủ nhận android có quá nhiều “ma lực” để hấp dẫn các khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Đó chính là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho những ai muốn thành công với lĩnh vực lập trình android đầy thú vị này.

Android có thể là hệ điều hành lý tưởng với bạn nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm đối với điện thoại di động và muốn thử nghiệm những công nghệ mới nhất. Trước khi muốn học lập trình ứng dụng android, chúng tôi xin mách nhỏ bạn 5 điều sau đây:

Lấy ngôn ngữ lập trình java làm căn bản

Kiến thức cơ bản nhất để phát triển ứng dụng Android là ngôn ngữ lập trình Java. Trước hết bạn cần tìm hiểu khái niệm lập trình hướng đối tượng, ngôn ngữ cơ bản Java, bao gồm cả các gói, các lớp học và các đối tượng, giao diện và thừa kế, con số và các chuỗi, … Và đương nhiên khi bạn càng hiểu Java, ứng dụng android của bạn sẽ càng linh hoạt và ổn định.

Ngôn ngữ Java chính là nền tảng phát triển ứng dụng Android

Nó không phải là một ngôn ngữ khó học, nhưng khi phát triển ứng dụng Android có thể sẽ gặp nhiều chỗ khó hiểu nếu bạn không có một nền tảng vững chắc trong ngôn ngữ này. Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm hiện nay, vì vậy việc thông thạo nó sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc, thậm chí vượt ra ngoài nền tảng Android.

Chọn môi trường phù hợp và các công cụ đòi hỏi phải có

Để bắt đầu phát triển các ứng dụng android bạn cần tải về bộ công cụ phát triển phần mềm Android và môi trường phát triển tích hợp Eclipse (Eclipse IDE). Hiện Android cung cấp bộ công cụ này trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau (Windows, Linux, Mac,...), miễn là có sẵn Java Development Kit, Apache Ant và Python2.2 trở lên.

Môi trường lập trình (IDE) chính thức của Android là Eclipse với sự hỗ trợ của plugin Android Development Tools (ADT). Có thể phát triển các ứng dụng android mà không cần Eclipse và và trình cắm thêm Android Developer Tools, nhưng bạn sẽ cần phải biết cách sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm Android.

Người lập trình có thể sử dụng bất kỳ một IDE hay trình soạn thảo văn bản nào để viết code Java và XML rồi biên dịch nên ứng dụng hoàn chỉnh bằng cách sử dụng dòng lệnh (command lines).

Hiểu các thành phần tạo nên ứng dụng android:

Việc hiểu được các thành phần tạo nên một ứng dụng là rất cần thiết cho việc lập trình android cơ bản. Các thành phần này được chia làm 6 loại bao gồm:

1. Activity: hiểu một cách đơn giản thì Activity là nền của một ứng dụng. Khi khởi động một ứng dụng Android nào đó thì bao giờ cũng có một main Activity được gọi, hiển thị màn hình giao diện của ứng dụng cho phép người dùng tương tác.

2. Service: thành phần chạy ẩn trong Android. Service sử dụng để update dữ liệu, đưa ra các cảnh báo và không bao giờ hiển thị cho người dùng thấy.

3. Content Provider: kho dữ liệu chia sẻ. Content Provider được sử dụng để quản lý và chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng.

4. Intent: nền tảng để truyền tải các thông báo. Intent được sử dụng để gửi các thông báo đi nhằm khởi tạo một Activity hay Service để thực hiện công việc bạn mong muốn.

5. Broadcast Receiver: thành phần thu nhận các Intent bên ngoài gửi tới.

6. Notification: đưa ra các cảnh báo mà không làm cho các activity phải ngừng hoạt động.

Nắm rõ về sự phân mảnh trong android (fragment)

Để thiết kế một giao diện, bạn có thể thiết kế nhiều mảnh (fragment) và ghép lại với nhau. Trong số các hệ điều hành di động phổ biến hiện nay thì Android là nền tảng mở và cung cấp nhiều sự tùy biến hơn cả đặc biệt là giao diện người dùng.

Điện thoại thông minh, máy tính bảng, và hybrid “phablets” đều có kích thước và độ phân giải khác nhau. Bạn sẽ cần các tài nguyên thích hợp, phông chữ và bố trí đảm bảo rằng các kinh nghiệm tốt nhất có thể trên các đặc điểm như màn hình khác nhau.

Cuối cùng, sự kiên trì, ham học hỏi và làm việc khoa học

Bỏ qua hết những lý thuyết bên trên thì chúng tôi có một lời khuyên với các bạn mới bắt đầu làm quen với công việc lập trình đó là kiên trì với mục tiêu dài hạn và không ngừng học hỏi.

Bắt đầu với các công cụ lập trình Android sẽ mất khá nhiều thời gian. Học làm thế nào để tạo ra một ứng dụng có chất lượng sẽ còn mất nhiều thời gian hơn. Bởi vậy bạn đừng nên vội vã. Luôn giữ vững và tập trung tâm trí của mình trong một thời gian dài. Nếu không bạn sẽ thất vọng và muốn bỏ cuộc.

Bạn có thể sử dụng Google để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi mà bạn bị mắc kẹt. Bạn bè, thầy cô giáo luôn là những nhân vật “tiềm năng” có thể giúp đỡ bạn một cách tốt nhất điều mà bạn còn thiếu sót. Đừng ngại ngần học hỏi, nhờ sự trợ giúp từ mọi người xung quanh vì họ cũng đã từng bắt đầu từ con số 0 như bạn.

Và hãy nhớ rằng, hoạt động bằng chất xám thì bạn cần đối xử thật tốt với bộ não của mình. Hãy cho nó được nghỉ ngơi, thư giãn một cách tốt nhất. Thiếu ngủ, mệt mỏi căng thẳng sẽ dẫn theo những hệ quả không đáng có và một trong số đó là hiệu suất công việc kém, sản phẩm bạn tạo ra không có giá trị cao.

Hãy ra ngoài bắt đầu bằng một môn thể thao hoặc trò chơi lành mạnh nào đó. Môi trường năng động xung quanh chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng mới sáng tạo hơn.

Học lập trình ứng dụng android không phải việc mà bạn có thể tiếp thu trong một sáng một chiều. Hãy kiên trì với nó, chắc chắn sẽ có nhiều điều đang chờ bạn khám phá trong lĩnh vực thú vị này.

Các khóa học tại ITPlus Academy

Khóa học thiết kế và lập trình website PHP và MySQL chuyên nghiệp (102h)

Khóa học Lập trình Ứng dụng Di động Android chuyên nghiệp (102h)

Khóa Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp (102h)

http://itplus-academy.edu.vn/

Bài viết cùng chủ đề

1