HÀM TRONG PHP

20-09-2016 11:59

HÀM TRONG PHP

 

Sức mạnh thực sự của PHP đến từ các hàm của nó; nó có hơn 1000 hàm built-in (được xây dựng sẵn).

 

HÀM LÀ GÌ

Hàm là một khối các câu lệnh được thiết kế để xử lý một nhiệm vụ/ tác vụ nào đó.

Ví dụ : Trong trang web bán hàng chúng ta viết ra một hàm truy vấn và lấy về toàn bộ danh sách các sản phẩm cho người dùng.

 

HÀM ĐƯỢC XÂY DỰNG SẴN

Hàm được xây dựng sẵn ( bult-in functions) là các hàm đã được các nhà phát triển ngôn ngữ PHP xây dựng sẵn, chúng ta có thể sử dụng nó bất kể ở đâu trong chương trình.

Ví dụ: hàm strtoupper($string); : Chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi $string sang in hoa.

 

CÁC HÀM ĐƯỢC NGƯỜI DÙNG ĐỊNH NGHĨA

Bên cạnh các hàm được xây dựng sẵn trong PHP, chúng ta có thể tạo các hàm riêng của chúng ta.

Một hàm là một khối các câu lệnh mà có thể được sử dụng lặp đi lặp lại trong một chương trình.

Một hàm không thể thực thi ngay lập tức khi một trang web được loads.

Một hàm được thực thi khi có lời gọi hàm.

 

TẠO RA MỘT HÀM TRONG PHP

Một hàm do người dùng định nghĩa bắt đầu với từ khóa function :


Cú pháp:

function Tên_function(){

            // Các câu lệnh

}

 

Chú ý : tên hàm có thể bắt đầu với chữ cái hoặc dấu gạch dưới ( nhưng không được là số).

Mẹo : đặt tên hàm mô tả những gì mà hàm sẽ xử lý.

Tên hàm không phân biệt chữ hoa, chữ thường.

Trong ví dụ bên dưới, chúng ta tạo một hàm có tên “greeting()”. Dấu mở ngoặc nhọn ( { ) chỉ ra điểm bắt đầu của hàm và dấu đóng ngoặc nhọn ( } ) chỉ ra điểm kết thúc của hàm. Kết quả hàm in ra chuỗi “Xin chào ITPlus”. Để gọi hàm, chỉ cần viết tên của hàm ra là được.

Ví dụ: 

<?php

function greeting(){

echo “Xin chào ITPlus”;
}

 

greeting(); // Gọi đến hàm

            ?>

Kết quả: Xin chào ITPlus

 

CÁC THAM SỐ HÀM TRONG PHP

Thông tin có thể được truyền đến hàm thông qua các tham số. Một tham số giống hệt với một biến.

Tham số được chỉ ra sau tên của hàm, bên trong cặp dấu ngoặc tròn. Số lượng tham số được thêm tùy ý, chỉ cần ngăn cách chúng với dấu phẩy.

Ví dụ bên dưới là một hàm có một tham số ($name). Khi hàm greeting() được gọi, chúng ta truyền tên hàm theo, và tên này được sử dụng bên trong hàm, nó sẽ in ra một vài lời chào khác nhau nhưng có cùng chuỗi “Xin chào” ở đầu.

Ví dụ:

 
   

<?php

function greeting($name){

echo “Xin chào $name <br/>”;
}

 

greeting(“Toàn”);

greeting(“Bản”);

greeting(“Thắng”);

greeting(“Linh”);

?>

Kết quả:

            Xin chào Toàn

            Xin chào Bản

            Xin chào Thắng

            Xin chào Linh

 

Ví dụ tiếp theo là một hàm với hai tham số ( $name, $address):

 
   

<?php

function greeting($name, $address){

echo “Xin chào $name, đến từ $address <br/>”;
}

greetings(“Toàn”, “Hà Nội”);

greetings(“Bản”, “Ninh Bình”);

greetings(“Thắng”, “Quảng Ninh”);

greetings(“Linh”, “Lạng Sơn”);

?>

Kết quả:

            Xin chào Toàn, đến từ Hà Nội

            Xin chào Bản, đến từ Ninh Bình

            Xin chào Thắng, đến từ Quảng Ninh

            Xin chào Linh, đến từ Lạng Sơn

 

GIÁ TRỊ CỦA THAM SỐ MẶC ĐỊNH TRONG PHP

Ví dụ sau cho biết cách sử dụng tham số mặc định. Nếu chúng ta không truyền tham số khi gọi hàm alarm(), nó sẽ sử dụng giá trị mặc định của tham số $task.

 
   

<?php

function alarm( $task = “thức dậy”){

            echo “Đến giờ : $task <br/>”;

}

 

alarm(“đi làm”);

alarm(); // giá trị mặc định “thức dậy” sẽ được sử dụng

alarm(“gặp gấu”);

            ?>

Kết quả:

            Đến giờ : đi làm

            Đến giờ : thức dậy

            Đến giờ : gặp gấu

 

TRẢ VỀ GIÁ TRỊ TRONG HÀM PHP

Để cho phép một hàm trả về một giá trị, sử dụng câu lệnh return.

Ví dụ:

 
   

<?php

function multiply($x, $y){

            $tich = $x * $y;

            return $tich;

}

 

echo “5 x 10 = ” . multiply(5, 10) . “<br/>”;

echo “4 x 3 =  ” . multiply(4, 3) . “<br/>”;

echo “2 x 6 = ” . multiply(2, 6) . “<br/>”;

?>

Kết quả :

            5 x 10 = 50

            4 x 3 = 12

            2 x 6 = 12

 

Bài tập: Viết một hàm cho phép truyền vào 1 tham số tuổi, sau đó kiểm tra và in ra thông báo người dùng có tuổi nhập vào có lớn hơn 18 tuổi hay không.

 

Như vậy, chúng ta đã đi tìm hiểu xong về hàm trong ngôn ngữ PHP, ở bài học tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về MYSQL 101.

 

Nguồn tham khảo: https://www.w3schools.com/php/php_functions.asp

 

Toàn Nguyễn

 

Bài viết cùng chủ đề

1