THIẾT KẾ WEBSITE MÃ NGUỒN MỞ - NHỮNG TÁC DỤNG CỦA NÓ

31-03-2017 11:59

Mã nguồn mở là một khái niệm phổ biến mà bạn có thể nghe thấy thường xuyên trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Vậy bạn đã thực sự hiểu khái niệm này chưa? Hãy cùng ITPlus tìm hiểu về khái niệm này và kết luận việc thiết kế website bằng mã nguồn mở thì sẽ có lợi hay có hại nhé!

Mã nguồn mở là thuật ngữ chỉ các phần mềm được công khai mã nguồn. Phần mềm ở đây mang nghĩa rất rộng chứ không còn gói gọn trong các bộ mã nguồn về website, nó có thể là hệ điều hành điện thoại, hệ điều hành máy tính, trình duyệt web,...Các mã nguồn này thường có một cộng đồng người dùng phát triển, do tính mở của nó nên người dùng hoàn toàn có thể xem, sửa đổi hoặc cập nhật các tính năng và chia sẻ theo một số quy định trong giấy phép phần mềm mã nguồn mở mà không phải trả phí. 

MÃ NGUỒN MỞ CÓ PHẢI LÀ PHP?

Trong thế giới các mã nguồn website, có rất nhiều bộ mã nguồn mở vô cùng mạnh mẽ và nổi tiếng, trong đó ở Việt Nam phổ biến nhất là Wordpress, Joomla, OpenCart... Các mã nguồn trên đa phần đều là ngôn ngữ PHP, điều này vô tình đã khiến nhiều người nghĩ mã nguồn mở chính là PHP, đây là cũng là một sai lầm rất phổ biến.

Nào hãy cùng nhớ lại nào, PHP, ASP.NET, C++, javascript... được gọi chung là ngôn ngữ lập trình, còn Wordpress hay Joomla chính là mã nguồn được viết lên từ các ngôn ngữ này, cụ thể là 2 mã nguồn mở trên được viết bằng ngôn ngữ PHP, ngôn ngữ ASP.NET cũng có các mã nguồn mở riêng của mình nhưng do mức độ phổ biến của các mã nguồn này ở Việt Nam là không lớn. Như vậy có nghĩa là ASP.NET hay PHP đều có mã nguồn mở hoặc mã nguồn tự viết. Nghe có vẻ phức tạp nhưng bạn có thể tưởng tượng các ngôn ngữ lập trình như ngôn ngữ của các quốc gia vậy, để kể về một câu chuyện (viết một mã nguồn) thì họ sẽ phải dùng những từ ngữ, cú pháp, ngữ pháp khác nhau ứng với các quy tắc riêng của từng ngôn ngữ.

SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TỐT HAY KHÔNG?

Theo nhận định của các chuyên gia thì các mã nguồn mở vô cùng mạnh mẽ và có độ tùy biến tuyệt vời. Có một số nguồn thông tin cho rằng mã nguồn mở yếu kém, không bảo mật...  điều đó là hoàn toàn sai lầm. Bạn có thể tưởng tượng ra, một mã nguồn mở, được một cộng đồng hàng ngàn người sử dụng, kiểm tra lỗi và chỉnh sửa qua hàng trăm phiên bản qua hàng chục năm thì nó mạnh mẽ như thế nào. Không phải cứ "mở" là sẽ không bảo mật, mà thực sự là trái lại.

Việc cài đặt các mã nguồn này cũng khá dễ dàng, chỉ qua vài bước đơn giản là bạn đã có thể khiến cho website vận hành được. Tuy nhiên, để có được một website hoàn chỉnh theo đúng ý đồ đã đề ra bằng mã nguồn mở thì lại là một vấn đề khó khăn hơn nhiều. Bởi một mã nguồn mở được làm ra cho nhiều đối tượng sử dụng trên khắp thế giới, vì thế nó sẽ tập trung vào những cái chung, cốt lõi nhiều hơn là phục vụ cho từng đối tượng sử dụng.

Một website mã nguồn mở thông thường được cài đặt bằng bộ mã nguồn chính, cài thêm rất nhiều phần phụ thêm (plugin) rồi tùy biến lại rất nhiều để có được một website như ý. Điểm đáng lưu ý ở đây là các plugin do  bên thứ ba phát triển chứ không phải do nhà cung cấp mã nguồn phát triển làm cho website của chúng ta vô hình chung  phụ thuộc vào rất nhiều nguồn phát triển, gây khó khăn trong việc khắc phục lỗi khi sử dụng.

Mặc khác, một số plugin và giao diện là bản có phí nhưng được chia sẻ lậu trên mạng nên sẽ không được hỗ trợ từ chính nhà phát triển, đồng thời có thể bị cài thêm các loại mã độc không mong muốn. Hơn nữa các plugin này làm để bán và chia sẻ cho nhiều người nên nó cũng như bộ mã nguồn, không chú trọng vào khách hàng nào mà sẽ làm để phục vụ cho nhiều người, vì thế khi sử dụng bạn sẽ thấy một trang quản trị rất phức tạp.. Kết quả là bạn sẽ nhận được một website chắp vá một cách vụng về và hoạt động không hiệu quả, tùy biến và quản trị khó khăn.

Vậy kết luận, làm website với mã nguồn mở là tốt hay không tốt?

Việc tốt hay không tốt ở đây chính là ở người thiết kế website, mã nguồn mở hay tự viết đều là công cụ, để làm ra được một sản phẩm tốt thì chính những người thiết kế phải hiểu rõ công cụ đó. Và việc sử dụng mã nguồn mở để phát triển cho ra một website nghiêm túc thì chi phí cũng không rẻ.

Ban truyền thông ITPlus

 

Bài viết cùng chủ đề