Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam

18-10-2015 11:59

Có mặt tại Việt Nam cách đây chưa lâu, nghề Kiểm thử phần mềm đang dần trở thành một trong những nghề “nóng”, thu hút sự quan tâm tìm hiểu của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ.

Nghề Kiểm thử phần mềm có mặt tại Việt Nam cách đây chưa lâu, nhưng có thể nói trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của ngành CNTT, đặc biệt là lĩnh vực gia công và phát triển phần mềm, thì nghề Kiểm thử phần mềm đang dần trở thành một trong những nghề “nóng”, thu hút sự quan tâm tìm hiểu của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ.

Tester hay còn gọi là chuyên viên kiểm thử phần mềm, công việc của Tester là tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không. Công việc của Tester có thể chia ra 4 mức: Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị), Integration Test (Kiểm tra tích hợp),System Test (Kiểm tra mức hệ thống), Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy).Chính vì vậy kiểm thử phần mềm là khâu sống còn của sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng, Tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công của dự án. 

Nghề Kiểm thử phần mềm ngày càng thu hút bạn trẻ

Quan trọng là vậy, nhưng hiện nay số lượng các Tester tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các dự án phần mềm trên thế giới, trung bình cứ 3 lập trình viên thì có 1 kiểm thử phần mềm, nhưng hiện nay, tỉ lệ này ở Việt Nam đang là 5:1. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành một nước mạnh về CNTT, trong đó gia công phần mềm chiếm tỉ trọng lớn, do đó nhu cầu về nhân lực Tester cũng được tăng theo. Tại hội nghị quốc tế về kiểm thử phần mềm tự động (12/2011, TP HCM), các báo cáo cho thấy: với đà tăng trưởng mạnh mẽ của ngành gia công phần mềm, trong vài năm tới, Việt Nam thiếu khoảng 10.000 Tester.

Nếu lập trình viên đa phần là nam, thì với nghề kiểm thử phần mềm số lượng nữ lại chiếm phần lớn. Chia sẻ về vấn đề này, trong một hội thảo về nghề Tester, chị Phạm Thị Quỳnh Vy - Trưởng ban Quản lý chất lượng công ty Fsoft đã chia sẻ: “Với đặc thù của công việc là tìm tất cả các lỗi có thể phát sinh của phần mềm nên một Tester rất cần sự cẩn thận, chăm chỉ và chịu khó để tìm ra lỗi. Nên công việc này có vẻ phù hợp với tố chất của các bạn nữ hơn là các bạn nam”.Chị Quỳnh Vy cũng cho biết, sở dĩ nghề Tester nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn nữ bởi:

  • Nhu cầu tuyển dụng cao.
  • Nghề nghiệp ổn định, thường xuyên được cập nhật những công nghệ mới và tiếp xúc với những dự án khác nhau nên học được nhiều thứ mới lạ nên không nhàm chán.
  • Có quy định về nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng.
  • Nếu làm cho các công ty phần mềm lớn, sẽ có cơ hội để đi làm tại các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Canada…

Hiện tại, ở Việt Nam, các bạn sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy một nơi học về Lập trình viên, nhưng để tìm nơi học Tester thì không dễ. Hiện nay, Tester tại các công ty đa phần đều là các lập trình viên được điều chuyển sang và được đào tạo nội bộ. Ưu điểm của việc này là có thể các bạn có thể tiếp thu và bắt đầu công việc được nhanh, nhưng về lâu về dài, các Tester không có nền tảng kiến thức cơ bản thì rất khó để phát triển hơn nữa.

Nắm bắt được yêu cầu của thị trường, ITPlus Academy - Viên CNTT - ĐHQGHN liên tục cho khai giảng các khóa học về Tester, với giáo trình được xây dựng và giảng dạy bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm thử phần mềm của các công ty hàng đầu như Telsoft, VCcorp, FPT… để đảm bảo sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể đi làm được ngay tại các doanh nghiệp phần mềm. Đặc biệt khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được học luyện thi lấy chứng chỉ kiểm thử phần mềm quốc tế ISTQB miễn phí.

Để tham gia, các bạn có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

ITPlus Academy - Viện CNTT - ĐHQG HN
Website: www.itplus-academy.edu.vn
Địa chỉ: Tầng 5, Nhà E3 - Viện Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG HN, 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy -  Hà Nội
Điện thoại: 04 3754 6732 - 0981 110 528 

 

Bài viết cùng chủ đề

1