- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Kiến thức
- Tin THPT
- Liên hệ
Trong bài viết dưới đây hãy cùng ITPlus - Academy tìm hiểu về các loại Bug trong testing hay chính là một số lỗi thường gặp khi kiểm tra website và ứng dụng. Chắc hẳn đây sẽ là một đề tài thú vị với không chỉ các lập trình viên mà còn với cả người dùng.
Hiểu một cách đơn giản, Bug chính là những error, flaw, failure, hay fault tạo ra một kết quả sai, hoặc không lường đến được. Có một số dạng thường gặp của Bug như: không thực hiện chức năng được yêu cầu; những yêu cầu đầu vào không được hiểu rõ; một phần hay toàn bộ đặc tính không được hoàn thành; không theo luồng công việc; lỗi giao diện; tốc độ xử lý, lỗi cấu hình, bộ nhớ; lỗi về document; vấn đề với xử lý dữ liệu hoặc luồng dữ liệu vào ra; vấn đề với đặc quyền người dùng hoặc bảo mật.
Block (Lỗi nghiêm trọng)
Lỗi này thuộc loại lỗi chức năng. Khi người dùng gặp phải Block họ sẽ không thể truy cập vào bất kì link nào và làm những gì họ muốn. Các biểu hiện cụ thể ví dụ như: link hỏng và không tải được trang, ứng dụng bị crash hay website bị đơ khi làm gì đó, mật khẩu mới không được nhận,...
Major (Lỗi lớn)
Lỗi lớn là một trong những lỗi khiến người dùng rất khó chịu, tuy nhiên không đến mức ngăn được họ tiếp tục thực một hành động nào đó. Các trường hợp thường xảy ra như: chỉ hiển thị mã HTML trên trang; pop-up thông tin không chứa văn bản, đối với định dạng video thì khi xem bị mất tiếng hoặc một phần trang web hiển thị ngôn ngữ khác.
Minor (Lỗi nhỏ)
Những lỗi nhỏ thường không có ảnh hưởng quá lớn đến người dùng khi duyệt web hay mở ứng dụng. Tuy nhiên, chúng cũng cần được xem xét do tạo ra các lỗi cụ thể như lỗi chính tả, ảnh bị mờ, bố cục và font chữ không đồng nhất, nội dung có thể không được dịch,... Việc khắc phục những lỗi nhỏ này thường tạo ra ROI thấp (Return on Investment hay khoản lợi ích có được trên 1 khoản bỏ ra) và gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Suggestion (Gợi ý)
Đây không hẳn là một lỗi vì trang web vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên có thể do cảm nhận người dùng mà thấy website hay ứng dụng gây khó chịu.
Functional Bug (Lỗi chức năng)
Lỗi chức năng liên quan đến các thao tác bạn thực hiện và chỉ phát hiện được khi làm gì đó trên website và không nhận được phản hồi như mong muốn. Ví dụ đơn giản như khi nút ấn không hoạt động, email gửi không tới, bàn phím chữ hiện lên mặc định thay vì bàn phím số, nút chuyển hướng trang 404, mất âm thanh video, không thể tắt pop-up, website bị đơ, hiển thị có lỗi xảy ra như không nói rõ thử lại lần sau, cho phép nhập địa chỉ email không tồn tại hay không thể phóng to, thu nhỏ trang.
Lỗi đồ họa (Graphical Bug)
Đây là lỗi tĩnh, liên quan tới giao diện, dàn trang như: hình ảnh mờ và không cân xứng; bên cạnh đó, giữa các yếu tố trên trang không đồng nhất, trường thì nằm ngoài vùng hiển thị của màn hình, hình ảnh, văn bản, link bị chèn lên nhau.
Lỗi từ ngữ (Wording Bug)
Lỗi này thuộc phần nội dung văn bản (văn bản hiển thị khác so với bản mockup, các ký tự đặc biệt không được mã hóa, văn bản dịch khiến người dùng hiểu sai nghĩa.
Ergonomics (Yếu tố con người)
Các vấn đề này liên quan tới trải nghiệm người dùng, có thể là lỗi nhưng phần lớn chỉ là gợi ý. Các trường hợp thường xảy ra như: click quá nhiều lần mới xem được sản phẩm cũng như logo đặt ở vị trí không thích hợp, thanh điều hướng quá lớn, chữ quá nhỏ cùng với màu nền không đủ đối lập gây cảm giác khó nhìn cho người xem, pop-in và pop-up nên có thêm biểu tượng "x" để tắt, nếu trang web không thể phản hồi lại nên có thông báo “bạn có chắc chắn muốn thực hiện?”, khi thực hiện thành công các thao tác thì nên có tin xác nhận “đã hoàn thành”.
Performance Bug (Lỗi hoạt động)
Lỗi này thường do môi trường kỹ thuật gây ra như: thời gian tải trang lâu, việc tải trang hay bị gián đoạn khi tải xong thì không hiển thị được nội dung, còn chất lượng video stream kém và không thể tải hình ảnh.
Lỗi luôn luôn
Các lỗi sẽ lặp lại nhiều lần đến khi được khắc phục. Người phát triển sẽ biết nguồn gốc lỗi và phải kiểm tra từ đầu.
Lỗi ngẫu nhiên
Những lỗi này khá khó nhằn và cũng khiến bạn phát điên (hoặc thích thú). Đôi khi, nó xảy ra và không biết được là xảy ra trong điều kiện nào. Cần kiên nhẫn kiểm tra từng bước để khắc phục được lỗi này.
Lỗi một lần
Các lỗi này chỉ xuất hiện duy nhất một lần, có thể là lỗi thật nhưng điều kiện xảy ra lỗi cũng khá bí ẩn. Quản lý sản phẩm thường không chú ý tới lỗi này.
Chúc các bạn thành công!
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành:
Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ
http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html
(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)
Ban Truyền thông ITPlus