- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Kiến thức
- Tin THPT
- Liên hệ
Ngày nay, khi thế giới đang ngày càng “số hóa” kéo theo nhu cầu sử dụng các phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị smartphone, máy tính,... ngày càng tăng cao. Chính vì vậy mà có sự xuất hiện và lên ngôi của các lập trình viên chuyên nghiệp. Đây hiện đang là công việc “hot” đem lại mức thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn khó nhằn. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITPlus tìm hiểu về các vị trí lập trình viên mà newbie nên biết nhé!
Lập trình viên Front - end là người tập trung vào việc phát triển xây dựng giao diện và tối ưu hoá trải nghiệm cho người dùng, đồng thời phụ trách nâng cao hiển thị và trải nghiệm người dùng cho ứng dụng web
Các kỹ năng cần thiết: HTML, CSS, Boostrap, JavaScript frameworks, jQuery, Responsive, UX/UI Design,...
Backend developer là người có trách nhiệm giúp trình duyệt giao tiếp với cơ sở dữ liệu và lưu trữ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu, đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, cập nhật dữ liệu và xoá dữ liệu hoặc thông tin khỏi cơ sở dữ liệu
Các kỹ năng cần thiết: Java, Python, Rust, Go Lang, PHP, MySQL, Oracle,...
Desktop developer là người chuyên phát triển các ứng dụng phần mềm chạy cục bộ trên các hệ điều hành máy tính để bàn (chẳng hạn như Mac OS Windows và Linux)
Các bộ công cụ Desktop developer thường sử dụng: Các bộ công cụ GUI như XAML, Cocoa, Gtk, WPF, WinForms,...
Ai làm Mobile developer sẽ thường chia làm 2 trường phái là Android và IOS. Ngoài ra, hiện nay cũng có những framework giúp các lập trình viên có thể làm việc cross platform.
Các kỹ năng cần thiết: Java, Kotlin, Swift, C++, Flutter, HTML, CSS, Corona, JavaScript, Angular, Dart, React Native,...
DevOps developer là những nhân sự có kinh nghiệm trong việc sản xuất, phát triển phần mềm, sản phẩm và kiến thức liên quan đến vận hành hệ thống. Ngoài ra, DevOps Engineer cần có khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt cũng như kỹ năg kinh doanh để làm việc trực tiếp với khách hàng
Các kỹ năng cần thiết: Docker, Apache Mesos, HashiCorp stack,...
(Embedded System) bao gồm phần cứng (hardware), phần mềm (software) và phần sụn (firmware) được nhúng trong một hệ thống lớn hơn để thực hiện một chức năng cụ thể dựa trên bộ vi xử lý hoặc vi điều khiển. Vì vậy mục đích của lập trình nhúng là giải các bài toán trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tự động hoá, truyền tin, sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm Embedded software và firmware cho các thiết bị điện Đây là vị trí đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng về phần mềm và hệ thống
Các kỹ năng cần thiết: C/C++, kiến thức về điện tử (logic, vi điều khiển, vi xử lý,...), CÁc loại giao tiếp (UART, I2C, SPI,...), kiến trúc hệ điều hành, kiến trúc máy tính,...
AI Engineer chia làm 3 hướng chính:
Các kỹ năng cần thiết: Kiến thức toán học, Python, C++, Java, Lisp, Julia, Scala,...
Data Scientist, hay là nhà khoa học dữ liệu là người có nhiệm vụ thực hiện các quá trình phân tích thống kê, khai thác và truy xuất dữ liệu trích từ một lượng dữ liệu lớn hơn, nhằm xác định các xu hướng và thông tin quan trọng khác.
Các kỹ năng cần thiết: Kiến thức toán học, Python, Js.Scala, SQL Java…
Tester là những người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi sai hay bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Tester có nhiều mảng như QA, QC, Manual Tester và Automation Tester
Các kỹ năng cần thiết: Test Management, Defect Tracking, Ranorex, Jmeter,..
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:
Ban Truyền thông ITPlus