HỌC SONG SONG HAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÀ CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC CỦA SINH VIÊN?

14-11-2023 15:46

Lầm tưởng của sinh viên năm nhất vào Đại học!

Ở trường THPT, học sinh thường được nghe những lời khuyên từ thầy cô giáo để có hành trang tốt hơn những học sinh khác khi chuẩn bị vào Đại học. Một số trường đã có được những sự chuẩn bị xuất sắc cho học sinh, và điều tuyệt vời nhất họ làm được là học sinh của mình trúng tuyển vào một trường Đại học lớn. Dẫu vậy, việc học tập tại trường Đại học vẫn không phải là điều dễ dàng. Nỗ lực của nhà trường chưa đủ để chuẩn bị cho học sinh kỹ năng chủ động trong công việc của mình với những xao nhãng luôn xuất hiện trong đời sống sinh viên. Và ngay chính cả bản thân các bạn học sinh cũng chưa nhận thức, hiểu được về sự phức tạp của môi trường đại học, về định hướng, con đường tương lai mà bản thân đang muốn tiến tới và theo đuổi. Để rồi khi vào học trường Đại học các bạn mới nhận ra điều thực sự cần thiết cho bản thân và tìm đến một môi trường mới đáp ứng nhu cầu của các bạn mà hiện nay vấn đề người ta vẫn nói đó là “Sinh viên học song song hai trường Đại học”.

Sinh viên học song song hai trường Đại học

Điển hình, tại Học viện hợp tác đào tạo Công nghệ thông tin ITPlus Academy hiện nay, có rất nhiều các bạn sinh viên đang theo học song song hai trường Đại học. Theo như những  tìm hiểu của trường về lý do mà các bạn sinh viên hiện nay học song song hai trường là do các công ty, doanh nghiệp đòi hỏi nhân viên của họ ngày một nhiều kỹ năng. Ví dụ ngoài chuyên môn chính, người xin việc phải có một vốn ngoại ngữ nhất định (chủ yếu là Tiếng Anh và kỹ năng Tin học). Hay khi đã thông thạo một vài ngoại ngữ, sinh viên còn phải trang bị thêm một tấm bằng ở lĩnh vực Kinh tế, Tài chính nếu muốn làm việc trong các ngân hàng, công ty đầu tư, doanh nghiệp liên doanh,… ở các lĩnh vực Du lịch, Quản trị khách sạn,… hay là các chứng chỉ Công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng tại các công ty phần mềm, lập trình hàng đầu Việt Nam hay tiến xa hơn là hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, có những lý do hết sức chủ quan là do bản thân các bạn sinh viên sau khi trải nghiệm môi trường Đại học một thời gian mới tìm thấy được đam mê của mình hoặc do sự áp đặt trong thời gian lựa chọn trường Đại học, ngành nghề mà các bậc phụ huynh đặt lên vai con em mình.

Mặc dù hiện nay nhiều trường đại học đã có những cơ chế mở, tạo điều kiện cho sinh viên có thể chủ động trong học tập. Sinh viên có thể học song song hai ngành và sau khi tốt nghiệp có thể nhận hai văn bằng ngay tại trường Đại học. Tuy nhiên, công tác đào tạo tại các trường Đại học vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ cơ sở vật chất cho khối lượng lớn sinh viên, mà trong khi đó, yêu cầu về kỹ năng của nhà tuyển dụng đối với sinh viên lại vô cùng lớn. Chính vì lẽ đó mà sinh viên đã tìm cho mình một môi trường đào tạo mới để làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng trong tương lai bằng cách học cùng lúc hai trường.

Sinh viên tốt nghiệp Đại học

Ra trường với hai tấm bằng Đại học trên tay luôn là niềm mơ ước của không ít sinh viên. Song điều đó chỉ đem lại cơ hội tốt cho những ai biết chủ động và tích cực trong việc học tập, nhưng nó sẽ không hề dễ dàng gì đối với những ai có nhận thức chưa rõ ràng về năng lực học tập cũng như khả năng tài chính của chính mình.

Học hai trường Đại học – Đi học giống như đi chạy xô. Sáng trường này, chiều lại trường kia, việc học không khác gì những cuộc chạy xô liên tiếp. Mỗi kỳ thi đến, các bạn sinh viên lại rơi vào tình trạng mất cân bằng bởi những sự lựa chọn nghiệt ngã. Học hai trường, không chỉ đơn giản là việc bị áp lực về mặt thời gian chạy trường này, trường kia. Mà áp lực ấy tăng ấy tăng lên gấp bội mỗi khi mùa thi đến, có nhiều lúc lịch thi trùng nhau, các bạn phải đứng trước những ranh giới chọn lựa không biết nên thi trường nào, bỏ trường nào.

Áp lực mùa thi cử

Nguyễn Mạnh Hùng – cậu sinh viên đang theo học song song hai trường với hai ngành học khác nhau tại trường Đại học Thương Mại và ITPlus khi được hỏi về khó khăn của việc học song song hai trường Đại học đối với cậu thì cậu cho biết: Việc học song song hai trường thì hiều khó khăn lắm ạ! Khoảng cách về không gian và thời gian là hai vấn đề mà em phải cân nhắc rất nhiều. Làm thế nào để sắp xếp các buổi học tại trường ĐH Thương mại và ITPlus không trùng nhau, rồi làm thế nào để đến lớp kịp thời gian với khoảng thời gian ngắn ngủi để di chuyển từ trường này sang trường kia,…Ngoài ra, mỗi kỳ thi đến thì em cũng cảm thấy khá là áp lực khi các môn học của hai ngành em đang theo học lại không hỗ trợ, bổ trợ cho nhau. Vậy nên lượng kiến thức và thời gian để em phải đầu tư học tăng lên gấp đôi so với các bạn khác. Có những lúc mệt mỏi, nản chí lắm nhưng lại nghĩ về tương lai, nghĩ về gia đình thì em lại phải sốc lại tinh thần, chấn chỉnh mình phải cố gắng hơn”.

Việc học hai trường Đại học, có hai bằng Đại học cùng lúc để có thêm nhiều cơ hội sau khi ra trường là hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực cao của xã hội. Thế nhưng, các bạn học sinh, sinh viên cần phải căn cứ vào nhiều điều kiện để theo đuổi mục tiêu của mình. Mỗi cá nhân cần phải xác định đúng khả năng học tập cũng như những chi phí mà mình cần phải bỏ thêm ra để có được tấm bằng thứ 2. Đặc biệt là các bạn học sinh THPT nói chung và các bạn học sinh lớp 12 nói riêng, ngay khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy dành thời gian để xác định cho mình những hướng đi, lựa chọn đúng đắn cho bản thân để tránh khỏi sự lãng phí không cần thiết cho mình và gia đình.

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1