Kỹ thuật quay phim cơ bản cho người mới bắt đầu

03-11-2023 15:27

Là một người mới bắt đầu học dựng phim bạn vẫn còn bối rối không biết bắt đầu từ đâu để có thể tạo ra những thước phim như mình mong muốn. Đồng hành cùng ITPlus chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kỹ thuật dùng máy quay phim để có cái nhìn tổng thể và có thước phim đẹp nhất.

  • 1. Cầm chắc máy


Bạn muốn quay phim hay chụp hình thì đây là nguyên tắc đầu tiên phải chính xác. Muốn có những thuôc phim đẹp, những tấm hình đẹp thì khi cầm máy trên tay phải cầm chắc để không bị rung, nhòe, hình ảnh không chắc nét. Nếu chưa quen thì bạn có thể dùng dụng cụ hỗ trợ như chân máy để giữ cho máy cố định.

  • 2. Các kiểu quay khi cầm máy trên tay

Có 4 góc quay khi mà bạn cầm máy trên tay đó là: quay vừa tầm mắt là để máy trước mặt, hạ thấp máy từ đầu gối cho đến eo để tăng chiều cao cho đối tượng, quay từ trên cao xuống  để khung hình có sự mới lạ và ngối xuống cầm máy khi đối tượng là trẻ em.

Tuy nhiên bạn sẽ phải linh động và kết hợp hài hòa các kiểu quay để cho ra những thước phim và hình ảnh đẹp nhất.

  • 3. Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy

Với việc sử dụng chân máy để hỗ trợ thì bạn không còn linh hoạt như khi cầm máy trên tay nữa. Vì vậy cần phải xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để đặt vị trí chân máy phù hợp nhất.

  • 4. Không quay quá “tham”

''Tham'' ở đây chính là bạn không ên cho toàn bộ mọi thứ trước mắt vào ống kính từ đầ đến cuối. Như vậy bạn sẽ không quay đợc đối tượng chính mà gồm quá nhiều đối tựng khác nhau gây loãng khi xem. Thay vì vậy bạn phải quay trực tiếp vào đối tượng chính của mình.
Lưu ý, khi quay người thì bạn không được quay vô tội vạ, dủ là kỹ thuật quay phim bằng điện thoại hay quay phim bằng máy quay chuyên dụng, bạn hãy quay theo nguyên tắc toàn thân, từ đầu gối, eo hoặc ngực trở lên, thậm chí cũng có thể quay cận mặt (khung hình sẽ chỉ hiển thị đầy đủ khuôn mặt của đối tượng) hoặc cận mặt hơn nữa, tức từ mũi trở lên.
Tuy nhiên bạn không  thể bỏ qua việc quay khung hình rộng. Mà là bạn hạn chế quay quá nhiều.

  • 5. Quay tắc quay đối tượng di chuyển

Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.
Ngược lại, ở trường hợp đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm bức hình.

  • 6. Lên kịch bản

Và đây chính là điều quan trọng bạn không chỉ quay phim đẹp, sắc xảo nhờ kĩ thuật quay mà cần phải có một kịch bản cụ thể xuyên suốt quá trình quay. Ví dụ, đối với các dịch vụ quay phim thì các diễn viên sẽ quan tâm đến kịch bản quay và làm thế sẽ gúp các bạn chia nhỏ được các đoạn quay giúp logic chúng lại và khiến người quay phim phải lúng túng khi quay.

  • 7. Các khung hình cơ bản

- Viễn cảnh: Bối cảnh rộng. Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ.

- Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.

- Trung cảnh rộng : Người lấy quá nửa từ đầu gối.

- Cận cảnh rộng : Người lấy từ ngực.

- Đặc tả :Chi tiết người hay đồ vật. Từ cằm đến trán, miêu tả chi tiết hơn Cận cảnh.

Ví dụ :Mắt, miệng, chiếc nhẫn trên ngón tay…
- Cảnh đôi

  • 8. Góc Quay

Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay.

- Góc ngang (vừa tầm mắt): Để diễn tả cảnh
- Góc cao: máy quay nhìn xuống đối tượng. Góc quay này làm cho người xem cảm thấy cuốn hút và mạnh mẽ hơn.
- Góc thấp: máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Góc quay này làm cho người xem cảm thấy thanh toát, tọa lên kịch tính và đẩy nhanh diễn biến phim.

  • 9. Thủ thuật để có khung hình đẹp

a. Tư thế cầm máy: 
Tư thế cầm máy rất quan trọng vì nó quyết định đến trực tiếp thước phim của bạn. Vì vậy khi cầm máy hai chân dang ra ngang vai, hai tay cầm máy cho vững. Nếu khi quay có điểm tựa thì bạn nên tựa vào. Tránh để máy nghiêng trừ khi bạn có ý định thay đổi góc quay.
b. Cách để khung hình:
Nếu bạn muốn mô tả độ lớn của mặt đất, biển... thì bạn nên để đường chân trời chiếm 2/3 khung hình.
Và ngược lại để thể hiện bầu trời rộng lớn thì quay hoa, động vật.

Tìm hiểu thêm: Khóa học Quay, Dựng và Biên tập Video

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề