- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Kiến thức
- Tin THPT
- Liên hệ
Lập trình là một trong những ngành vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Thế nhưng nhu cầu của xã hội về ngành nghề này lại không hề nhỏ, bởi vậy sức “hot” của nó vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Hãy cùng Viện Công nghệ thông tin ITPlus chúng mình tìm hiểu về lập trình nhé.
1. Lập trình là gì?
1.1 Lập trình là gì?
Lập tình máy tính là hành động xây dựng một phần mềm, quá trình này bao gồm nhiều bước. Bạn sẽ cần thu thập, phân tích và tạo thiết kế trước khi bắt tay vào tạo phần mềm. Lập trình viên sẽ cần kiểm tra thử để đảm bảo phần mềm có thể hoạt động sau khi hoàn thiện công việc tạo phần mềm.
Vậy lập trình viên là gì?
Lập trình viên chính là những người viết chương trình hay tạo phần mềm đó.
Một chương trình được tạo ra với mục đích xử lý một thông tin hay hành động nào đó dễ dàng hơn. Lập trình viên chính là người làm nên chương trình này.
Ngoài công việc chính là viết code, lập trình viên cũng cần bắt tay vào việc thi thập, đóng góp ý kiến cũng như phân tích và thiết kế phần mềm.
Tuy nhiên việc phân tích phần mềm này sẽ không phải là việc của riêng lập trình viên, sẽ có những người phân tích phần mềm – trợ giúp cùng lập trình viên đưa ra cách tiếp cận, thu thập thông tin và đưa ra hướng lập trình.
1.2 Học lập trình là học gì?
Để giải đáp cho câu hỏi: “Học lập trình có khó không?” thì đầu tiên, chúng ta cần biết lập trình cần học những gì.
Học lập trình chính là học để trở thành lập trình viên hoặc phân tích phần mềm. Nói chung như đã mô tả ở trên, bạn cần học cách viết code.
Tuy nhiên không phải chỉ viết code mới là cách duy nhất để theo đuổi ngành lập trình. Bạn cũng có thể học cách để trở thành một nhà phân tích phần mềm để theo đuổi ước mơ theo ngành lập trình của mình nữa đó.
Hai công việc trên đều có điểm chung đó là bạn cần học cách phân tích, thu thập và biết cách điều hướng thiết kế chương trình máy tính hay phần mềm.
Lập trình đối với nhiều người vẫn là một khái niệm bao hàm những thứ vĩ mô học thuật khó hiểu, chỉ những người có trí thông minh vượt trội mới có thể theo đuổi được ngành này.
Để biết lập trình có khó không, chúng ta hãy cùng nhau trả lời những câu hỏi sau nhé:
Học lập trình có khó không?
Vậy lý do gì mà nhiều người nghĩ lập trình khó và phân vân có nên học lập trình không?
Đây không chỉ là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh học sinh khi có nguyện vọng thi vào ngành này mà còn là câu hỏi chung cho tất cả những người có đam mê, ham muốn tìm hiểu, khám phá ngành lập trình.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng ngành lập trình không có đòi hỏi có cao ở người học. Nó chỉ cần người học có tư duy logic, có máy tính, tài liệu, chăm chỉ, cần cù, chịu khó học hỏi và có quyết tâm cao là có thể theo đuổi được ngành này.
Đáp án mà chúng mình nhận được nhiều nhất cho câu hỏi “Học lập trình có khó không?” đấy chính là” “Lập trình khá khô khan.”
Đúng vậy, nếu bạn là người chưa hề có sự va chạm với lập trình, việc nhìn những dãy code dài dằng dặc có thể làm bạn choáng váng. Thông thường, một file code có từ 10 đến hàng trăm dòng, nếu bạn chưa quen và không hiểu ý nghĩa của những phần tử bên tròn thì bạn sẽ nhận định rằng đây là những thứ vô cùng khô khan và khó hiểu.
Để khắc phục điều này, bạn nên nghĩ rằng học lập trình chính là học một ngôn ngữ mới. Khi hiểu rõ về nó, có lẽ bạn sẽ không còn cảm thấy khô khan nữa đâu.
Mọi người thường nghĩ rằng Toán chỉ có những người thông minh mới có thể theo đuổi. Bởi vậy khi nhắc đến thuật toán trong lập trình, mọi người mặc định rằng chỉ những bạn thông minh thì mới giải được thuật toán. Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm.
Ngày nay, khi thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, kiến thức ngày càng phổ biến rộng rãi, các thuật toán hầu như đều có những cách giải quyết được chia sẻ trên internet. Tuy rằng vẫn tồn tại những thuật toán phức tạp hơn đòi hỏi người dùng cần đầu tư thời gian, công sức cũng như trí lực nhiều hơn mới có thể giải quyết được nó. Thế nhưng đừng lo, miễn là bạn kiên trì, nỗ lực thì những thuật toán này sẽ không thể làm khó được bạn.
Đây có lẽ là nguyên nhân lớn nhất ngăn cản bạn đến với lập trình. Mọi người thường đánh giá lập trình khó khăn ngay từ ban đầu mà không giành thời gian tìm hiểu chi tiết. Đây chính là bạn đang tự xây bức tường ngăn cản bản thân đến với ngành lập trình.
Có nhiều bạn đã vượt qua tường thành, tiến đến gặp lập trình căn bản rồi thế nhưng chưa kịp tìm hiểu kiến thức đã vội buông bỏ. Có thể là do các bạn vẫn chưa biết cách tiếp cận kiến thức hoặc cũng có thể là các bạn không đủ niềm tin vào bản thân mình, từ đó dẫn đến việc bỏ dở giữa chừng.
Nếu bạn có đủ niềm tin và yêu thích lập trình thì bạn có thể có câu trả lời cho riêng mình rồi đấy.
Viện CNTT ITPLus chúc các bạn có thể tìm được niềm yêu thích của bản thân, không chùn bước trước khó khăn để có thể ngày càng khai thác được tiềm năng của chính mình nhé. Chúc các bạn thành công!
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:
Ban Truyền thông ITPLus