NHỮNG KIẾN THỨC CĂN BẢN KHI HỌC LẬP TRÌNH WEBSITE

28-08-2018 01:11

Đã qua rồi cái suy nghĩ học lập trình website phải vào một trường đại học danh tiếng, ngày nay khi xu hướng tự học đang được cổ vũ trở thành phương pháp học tập chính, có rất nhiều cách để bạn có thể tìm hiểu về lập trình website. Tuy nhiên, với những người bắt đầu vào một lĩnh vực nào đó, chúng ta luôn phải tìm hiểu từ những thứ căn bản nhất. Vậy lập trình website là gì và cần phải học các kiến thức gì?

Ngày hôm nay, ITPlus Academy sẽ cùng các bạn giải đáp các câu hỏi đó.

Lập trình website là gì?

Nhiều người vẫn lầm tưởng làm lập trình website là sẽ xây dựng một website từ con số không, có nghĩa là họ sẽ phải lên ý tưởng, dựng thiết kế và xây dựng website để có thể đi vào hoạt động. Thực tế, công việc của những lập trình viên website không phức tạp như vậy.

Trong quá trình xây dựng website, hầu hết sẽ phải trải qua 3 bước chính: Lên ý tưởng và dựng demo website, xây dựng hệ thống và quản trị website. Các lập trình viên website sẽ thực hiện bước dựng hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với CSDL và tương tác được với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính. Cùng với đó, lập trình viên có thể quản trị website đó, bao gồm quá trình vận hành và đo lường hiệu quả hoạt động website. Nói một cách dễ hiểu, nếu website là một cỗ máy, thì các lập trình viên sẽ xây dựng lên các bánh răng trong bộ máy và giám sát cho chúng hoạt động trơn tru.

Học lập trình website cần phải biết những gì?

HTML, CSS, Javascript

Nói ngắn gọn, đây chính là bộ xương của website, giúp các tính năng trong website có thể được xây dựng trên nó hay còn gọi là giao diện tĩnh. Học HTML, CSS và Javascript chính là những kiến thức nền tảng bắt buộc khi học lập trình website. Ngoài ra, các kiến thức của Javascript cũng có thể được dùng để học các ngôn ngữ lập trình phức tạp hơn trong quá trình “táy máy tò mò” học lập trình.

PHP & MySQL

Sau khi đã học xong cách xây dựng khung xương cho website, việc tiếp theo là chọn một ngôn ngữ lập trình để theo đuổi. Theo các lập trình viên website lão luyện, ngôn ngữ PHP là ngôn ngữ dễ học nhất cho các “lính mới” bước chân vào con đường này. Trong quá trình học PHP, bạn sẽ được tiếp xúc với hệ quản trị CSDL MySQL, là nền tảng tạo nên hệ thống website hoàn chỉnh mà các bạn thường thấy.

Cùng với đó, chúng ta cũng nên tìm hiểu các công nghệ web liên quan như Ajax, XML, Regular Expression, Jquery, Htaccess,…

PHP Framework

Sau khi đã có thể áp dụng ngôn ngữ PHP, bạn sẽ cần tìm hiểu về các mô hình lập trình, phổ biến nhất là mô hình MVC. Mô hình MVC có thể kết hợp với các Framework khác như CodeIgniter, Zend Framework, CakePHP. Cần lưu ý là để tiếp cận được PHP Framework, bạn cần biết những kiến thức về lập trình hướng đối tượng trong PHP.

PHP CMS

Kiến thức căn bản cuối cùng bạn cần nắm vững là PHP CMS – những hệ thống quản trị nội dung được có thể cấp quyền Admin quản trị với cách chuyên nghiệp và đầy đủ. Các CMS khá nổi tiếng hiện nay bao gồm: Joomla, WordPress, Drupal, Magento,…

Hiện nay đây chính là những kiến thức căn bản nhất giúp các bạn có ước mơ trở thành lập trình viên website có thể có một định hướng cho mình, cũng như tiết kiệm thời gian tìm hiểu và học tập một cách hiệu quả nhất. Ngoài việc tự học, các bạn cũng có thể chọn cho mình những khóa học ngắn hạn giúp tiết kiệm tối đa thời gian học tập căn bản và bước vào quá trình thực hành tích lũy kinh nghiệm.

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề