Tìm hiểu chung về mã nguồn mở và ưu nhược điểm khi sử dụng nó

30-09-2022 09:59

Khi thiết kế một website, bạn thường nghe nói đến việc sử dụng mã nguồn mở để thiết kế. Vậy mã nguồn mở là gì? Bao gồm những ưu, nhược điểm nào? Hãy cùng Viện Công nghệ thông tin ITPlus đi tìm đáp án cho câu hỏi này nha!

Hệ điều hành mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở (Open Source) là những phần mềm được cung cấp dưới dạng mã và nguồn, không chỉ được chia sẻ miễn phí mà trên phương diện bản quyền, người dùng còn được phép chỉnh sửa, nâng cấp và phát triển (trong phạm vi được qui định) mà không cần phải xin phép với bất cứ ai trong khi điều này là bị cấm đối với những phần mềm thương mại tức là phần mềm mã nguồn đóng.

Do những hệ điều hành mã nguồn mở thường được kiểm duyệt bởi các tổ chức uy tín nên những phần mềm này có tính bảo mật, sự tối ưu cũng như một số tiêu chuẩn khác.

Ưu điểm khi sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở

Dưới đây là một số ưu điểm khi sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở:

1. Khả năng quản trị và điều khiển cao

Ưu điểm đầu tiên của mã nguồn mở được giới chuyên môn ưa chuộng đó là khả năng quản trị và điều khiển cao. Không chỉ nhà quản trị, người sử dụng sản phẩm cũng được hưởng khá nhiều lợi ích từ mã nguồn mở này.

2. Tăng khả năng sáng tạo

Vì được thiết kế dưới dạng “mở”, nên nhiều người có thể nghiên cứu để tạo ra các phần mềm tốt hơn. Đây có thể xem là một sản phẩm thách thức nhiều lập trình viên trong quá trình sáng tạo của mình.

3. Độ an ninh cao

Một điều khá nghịch lý ở hệ điều hành mã nguồn mở là nó lại được bảo mật và an ninh cao hơn các phần mềm độc quyền khác. Lý do lý giải cho điều này là vì nhiều người lập trình có thể cùng làm việc trên một phần mềm nguồn mở mà không cần xin phép từ các tác giả gốc, nên họ có thể sửa chữa, cập nhật và nâng cấp phần mềm mã nguồn mở nhanh hơn các phần mềm có bản quyền. Nói cách khác, khi có cả một cộng đồng cùng tập trung “chăm sóc” một sản phẩm thì chắc chắn nó sẽ cải tiến và sở hữu nhiều chức năng tốt hơn.

Ổn định: Nhiều người đánh giá cao mã nguồn mở vì cho rằng nó có thể hỗ trợ cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong các dự án quan trọng, có tính chất dài hạn. Ví dụ khi muốn mở rộng hay cải thiện các chức năng cho website công ty sau nhiều năm hoạt động, đội ngũ lập trình viên trong công ty của họ có thể điều chỉnh mã nguồn mở để đáp ứng các yêu cầu này. Đối với các mã nguồn có bản quyền thì quá trình này lại gần như phức tạp hơn.

Nhược điểm khi làm website bằng hệ điều hành mã nguồn mở

1. Tốc độ website

  • Việc thiết kế web bằng hệ điều hành mã nguồn mở tương tự như việc bạn đang sử dụng 1 phần chức năng nhưng lại phải đưa lên 3 đến 4 phần mã nguồn, vì lý do một mã nguồn mở chung chung có thể “chế” ra nhiều loại website khác nhau.
  • Trong khi đó website được viết bằng tay được lập trình viên hướng đến một mục đích cụ thể nên không dư thừa code như website mã nguồn mở, nên sẽ không gây nặng nề cho website của bạn.

2. Tính bảo mật

  • Khả năng bảo mật kém.
  • Các mã nguồn mở được chia sẻ trên mạng, nên bất cứ ai sử dụng internet đều có thể nhanh chóng download về và xem bên trong chúng có gì. Điều này đồng nghĩa với các hacker cũng làm được và dễ dàng xem trong website của bạn có gì, do đó việc lấy cắp dữ liệu hay cho website của bạn ngừng hoạt động gây tổn thất trong kinh doanh là điều không tránh khỏi.

3. Khó khăn sửa chữa khi gặp lỗi

Do website mã nguồn mở được viết sẵn bởi những lập trình viên tình nguyện ở nước ngoài nên công ty cung cấp website cho bạn không phải là người nắm rõ “từng đường tơ kẽ tóc” website của bạn, nên khi website gặp lỗi hoặc bạn muốn nâng cấp thêm chức năng … thì nhà cung cấp web đó sẽ không tránh khỏi lúng túng và thậm chí phải chịu bó tay.

4. Không thể nâng cấp

Web hệ điều hành mã nguồn mở được viết các chức năng và giao diện với ý tưởng của những lập trình viên nước ngoài, nên khi bạn có ý tưởng hay cần viết thêm chức năng theo đặc thù của công ty mình thì đối tác làm web của bạn sẽ không thể thực hiện được và bạn phải chấp nhận theo khuôn khổ của mã nguồn đó.

5. Bất cứ ai cũng có thể tự làm được

Làm Web bằng mã nguồn mở được gọi là “cài đặt web” chứ không phải là “lập trình web” hay “thiết kế web”, vì người làm web này không cần kiến thức lập trình và thiết kế cũng có thể làm được. Nếu bạn có thể sử dụng mạng Internet, bạn có thể bỏ ra 3 đến 5 ngày là bạn có thể vừa tìm hiểu vừa hoàn thành một website mã nguồn mở. Hiện trên mạng có rất nhiều hướng dẫn để bạn có thể dễ dàng làm được một website với mã nguồn mở.

 Top các hệ điều hành mã nguồn mở tốt nhất hiện nay

Theo xu hướng hiện tại, có khá nhiều nhà cung cấp các bộ mã nguồn mở với các ưu điểm, chức năng riêng. Điểm chung là các mã nguồn mở này đều hoạt động rất tốt, có thể phục vụ cho website doanh nghiệp, website bán hàng của bạn trong thời gian dài. Các mã nguồn mở phổ biến có thể kể đến:

1. WordPress

WordPress là bộ hệ điều hành mã nguồn mở chuyên “trị” các nội dung liên quan đến blog, trang tin tức, soạn thảo văn bản. Rất nhiều website đã và đang sử dụng WordPress do nó có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, và khi tích hợp với tính năng thương mại điện tử mở rộng, nó gần như trở thành một sản phẩm hoàn hảo.

Hiện nay, có hơn 40% các website sử dụng WordPress. Các chức năng nổi trội của WordPress thực sự hữu dụng, đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Magento

Magento được đánh giá là “bậc thầy” dành cho các website chuyên về thương mại điện tử, kinh doanh online. Hiện nay nó được sử dụng rộng rãi bởi các nhà thiết kế bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới.

3. Opencart

Opencart là bộ mã nguồn quen thuộc với phong cách thương mại điện tử ở Việt Nam. Nó cung cấp chức năng quản lý các gian hàng cũng như data khách hàng. Ngoài ra nó còn cho phép người bán giới thiệu sản phẩm, trưng bày, liệt lê sản phẩm theo tính năng.

4. Drupal hệ điều hành mã nguồn mở

Mặc dù là cái tên còn khá mới thế nhưng nó lại sở hữu những lợi ích đáng kể trong việc quản trị nội dung trang web, đặc biệt đối với các lĩnh vực thiết kế web cần lượng thông tin lớn như website tin tức hay trang báo điện tử,...

5. Joomla hệ điều hành mã nguồn mở

Joomla là bộ hệ điều hành mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP. Đây là bộ mã nguồn có độ bảo mật và tương thích cao, bởi vậy thường được dùng để thiết kế các website liên quan đến chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước hay hệ thống ngân hàng. Ngoài ra nó còn tương thích trên nhiều thiết bị và ở mọi hệ điều hành nên đây là bộ mã nguồn có độ nối gót sát sao với WordPress

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1