- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Kiến thức
- Tin THPT
- Liên hệ
Điện toán đám mây là công nghệ chủ chốt trong thời đại chuyển đổi số, và nó sẽ luôn được phát triển và mở rộng. Ngày hôm nay,hãy cùng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITPlus tìm hiểu các kiến thức cần thiết về điện toán đám mây, từ đó có chiến lược đúng đắn để ứng dụng hoặc phát triển sự nghiệp liên quan đến lĩnh vực này.
Điện toán đám mây là công nghệ đã cách mạng hoá cho phép cá nhân và công ty sử dụng, phân phối tài nguyên máy tính mà không bắt buộc phải tự quản lý máy chủ vật lý
Sau khi đã biết khái niệm về điện toán đám mây, bạn sẽ cần hiểu nguyên lý hoạt động của điện toán đám mây: Nó cho phép người dùng truy cập và sử dụng từ các thiết bị khác nhau khi có kết nối internet và truy cập vào máy chủ ảo (đám mây) để sử dụng các tài nguyên điện toán nằm ở máy chủ ảo (đám mây). Doanh nghiệp sẽ không phải dành chi phí và công sức chứa số lượng lớn máy chủ vật lý, mà có thể mua các tài nguyên điện toán cần thiết từ các nhà cung cấp dịch vụ có sẵn.
2.1. Lưu trữ đám mây
Đây là ứng dụng phổ biến nhất của điện toán đám mây. Người dùng khi sử dụng dịch vụ này có thể xem, lưu trữ và tải file như tập tin dữ liệu, hình ảnh video,.. từ máy tính cá nhân lên bộ nhớ trên đám mây và ngược lại. Ngoài ra, điện toán đám mây cũng cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu và cộng tác trực tuyến.
2.2. Tạo môi trường kiểm thử và phát triển phần mềm
Điện toán đám mây cung cấp nhiều môi trường có sẵn đa dạng và linh hoạt có tác dụng giúp cắt giảm thời gian và chi phí để thiết lập cơ sở hạ tầng CNTT cũng như nguồn nhân lực, phù hợp với nhu cầu kiểm thử và phát triển sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp.
2.3. Phân tích Big Data
Đây là ứng dụng phổ biến cho các doanh nghiệp nhằm thu được thông tin chi tiết có giá trị về kinh doanh. (Ví dụ: Các đại lý, nhà bán lẻ sử dụng dữ liệu về xu hướng, hành vi mua hàng của khách hàng để có kế hoạch xúc tiến án hàng cho nhóm khách hàng tiềm năng nhất định)
2.4. Quản lý thương mại điện tử
Doanh nghiệp về thương mại điện tử có thể tiết kiệm chi phí và quản lý hoạt động sản phẩm dễ dàng trên nền tảng đám mây.
2.5. Ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh
Nhiều dịch vụ đám mây cung cấp cho người dùng cuối các dịch vụ chỉnh sửa ảnh miễn phí trong một giao diện đồ họa chung.
2.6. Ứng dụng họp trực tuyến
Điện toán đám mây cung cấp các máy chủ ảo là nền tảng của các ứng dụng họp trực tuyến như Zoom, Google Meet,... cho phép các cá nhân kết nối, chia sẻ màn hình và bản trình bày trên cơ sở thời gian thực
2.7. Ứng dụng mạng xã hội
Một số ứng dụng social media dựa trên điện toán đám mây như Facebook, Twitter, Linkedln,.. cho phép hàng triệu người dùng kết nối trên cơ sở thời gian thực và giao diện chung, từ bất cứ đâu trên thế giới.
2.8. GPS
Điện toán đám mây được ứng dụng trong dịch vụ hỗ trợ GPS cho người dùng cuối, với tính năng điều hướng trên cơ sở thời gian thực.
2.9. Truyền phát sản phẩm giải trí
Cuối cùng, điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập vào các kho âm nhạc, phim ảnh, game online… trên hầu hết mọi thiết bị, ở bất cứ đâu bằng cách đăng nhập vào tài khoản của họ, đồng thời đơn vị phát triển cũng có thể cập nhật nội dung, thay đổi giao diện,… ngay lập tức.
Cloud Engineer (Kĩ sư đám mây): Cloud Engineer là người chịu trách nhiệm hỗ trợ quản lý cơ sở hạ tầng đám mây như bảo trì, hỗ trợ máy khách cũng như đưa ra giải pháp xây dựng, mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng đám mây
Cloud Consultant (Tư vấn viên đám mây): Cloud Consultant là người làm việc, chăm sóc khách hàng để xác định nhu cầu khách hàng từ đó có thể hoạt động tốt nhất với mô hình kinh doanh của họ và xử lý các khiếu nại của khách hàng.
Cloud architect (Kiến trúc sư đám mây): Cloud architect là người đứng ra xây dựng và giám sát chiến lược điện toán đám mây của khách hàng từ đầu đến cuối, bao gồm: phát triển các giải pháp đám mây dành riêng cho khách hàng, tạo các kế hoạch thực thi để giải quyết các vấn đề cụ thể mà khách hàng đặt ra với hệ thống hiện tại của họ.
DevOps Cloud Engineer: DevOps Cloud Engineer phối hợp với developer để tích hợp các giải pháp dựa trên đám mây trên các nền tảng khác nhau để cải thiện hiệu suất của toàn bộ cấu trúc.
Security engineer (Kỹ sư bảo mật): Security engineer thiết kế, triển khai và thử nghiệm các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu trong hệ thống đám mây, đồng thời xử lý và khắc phục lỗ hổng trong hệ thống bảo mật.
Ban Truyền thông ITPlus