- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Hiện nay, video là một hình thức giới thiệu thông tin, hình ảnh rất phổ biến, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong truyền thông, quảng cáo. Tuy nhiên, việc tạo ra các video thú vị không hề đơn giản, và trước tiên, chúng ta cần các phần mềm hỗ trợ hiệu quả.
Nói đến chỉnh sửa video chắc hẳn cái tên đầu tiên mà mọi người nghĩ đến đó là Adobe Premiere. Nhưng ngoài ra, vẫn còn rất nhiều các phần mềm miễn phí khác có thể giúp bạn tạo ra những sản phẩm thành công nhất. Trong bài viết dưới đây, ITPlus Academy sẽ giới thiệu cho bạn top 9 phần mềm chỉnh sửa video miễn phí mà các designer nên thử.
1. Powtoon
Powtoon là một phần mềm cho phép bạn tạo các video trình chiếu dạng hoạt hình, dù phải trả phí bạn mới có thể dùng hết các tính năng, tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng bản cơ bản miễn phí cho các công việc. Đây là phần mềm chỉnh sửa video rất thuận tiện, sử dụng Powtoon giống như bạn đang dùng PowerPoint vậy, rất đơn giản, nhưng lại mang đến những hiệu quả vô cùng bất ngờ.
2. Animoto
Animoto là phần miềm chỉnh sửa video online rất hiệu quả nếu bạn đang sở hữu các kênh social có lượt tương tác cao, phần mềm chỉnh sửa video này cho phép bạn tao các video cho định dạng trên Facebook như vuông, chữ nhật rất hiệu quả. Ngoài ra việc chèn hình ảnh, video, chữ vào video với các thao tác rất đơn giản. Animoto có phiên bản trả phí và cả miễn phí.
3. WeVideo (Cloud-based)
Phần mềm Cloud-based sẽ cho phép bạn truy cập thông qua trình duyệt thay vì tải trực tiếp vào ổ cứng. Cloud-based ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn. Một chương trình chỉnh sửa video đang dẫn đầu xu hướng này chính là WeVideo.
So sánh với hai phần mềm phía trên, WeVideo cung cấp một số tính năng phát triển hơn. Nó bao gồm khả năng chỉnh sửa âm thanh (audio editing), một thư viện nhạc được cấp phép thương mại và khả năng chia sẻ video với độ phân giải 4K.
Tuy nhiên, WeVideo cũng có những mặt hạn chế. Nhược điểm lớn nhất của WeVideo là nó chỉ cung gấp 10GB bộ nhớ (cloud storage). Bạn sẽ gặp khó khăn nếu chỉnh sửa nhiều video vì cần nhiều “không gian” hơn. Bản free của WeVideo cũng sẽ đặt một watermark vào video của bạn.
4. VSDC Free Video Editor (Windows)
Với những “bàn tay đã có kinh nghiệm”, VSDC Free Video Editor có thể giúp thực hiện video một cách chuyên nghiệp hơn. Ngoài việc hỗ trợ hầu hết các định dạng video, chương trình còn cung cấp các hiệu ứng video độc đáo, bao gồm “object transformation” và hiệu chỉnh màu sắc. Nó cũng cho phép hiệu chỉnh âm lượng và chuẩn hóa âm thanh. Không giống như WeVideo, VSDC Free Video Editor hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể sử dụng đầy đủ tính năng của chương trình mà không cần phải lo ngại về watermark.
Tuy nhiên, nếu cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bạn phải trả phí cho chương trình này vì sẽ có một ít “đường cong học tập” (learning curve). Việc hỗ trợ của VSDC có giá $9.99/ tháng và $14.99/năm.
5. Wondershare Filmora (Windows/Mac)
Wondershare Filmora (từng được biết đến với tên gọi Wondershare Video Editor) là một lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn bắt đầu với những chức năng chỉnh sửa video cơ bản. Nó cũng hữu ích khi bạn muốn tìm kiếm thêm một vài cơ hội để thực hành nâng cao hơn.
“Easy Mode” giúp gỡ bỏ đi nhiều yếu tố phức tạp. Bạn có thể kéo, thả các video clip, chọn pre-designed theme, chèn thêm nhạc và tạo ra một video hoàn chỉnh chỉ trong vài phút. Với “Full Feature Mode” bạn sẽ thực hiện được nhiều các tính năng hơn nữa. Thêm các “transition”, filter hay các overlay, bạn cũng có thể tạo ra các video đảo chiều (video clips in reverse) với chương trình này.
Tuy nhiên, bản free của Wondershare Filmora sẽ thêm watermark vào video. Bạn chỉ có thể xóa nó bằng các update lên phiên bản có tính phí.
6. Blender (Windows/Mac/Linux)
Blender không chỉ đơn thuần là một chương trình chỉnh sửa video. Đây là một bộ công cụ 3D, cho phép tạo mô hình, dựng hình, motion tracking…
Với mảng chỉnh sửa video rất nhiều tính năng như: transition, speed control, filter, adjustment layer… Ngoài ra còn có 32 slots để thêm vào các video clips, audio clips, hình ảnh và hiệu ứng. Bạn có thể tạo ra một video cực kì phức tạp thông qua Blender.
Với những bạn nghiệp dư, tất cả các chức năng này có thể hơi nhiều và phức tạp. Nhưng nếu bạn đang muốn thực hiện một video chuyên nghiệp hơn, không phải đối phó với watermark thì Blender là một trong những lựa chọn tối ưu. Website của Blender chia sẻ rằng: “Bạn có thể sử dụng Blender cho bất kì mục đích nào, dù là thương mại hay mục đích học tập”.
7. Lightworks (Windows/Mac/Linux)
Tương tự như Blender, Lightworks là phần mềm tiên tiến hơn những cái tên đã được liệt kệ. Trên thực tế, Lightworks đã từng được dùng để edit một số bộ phim nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng như Pulp Fiction, The Wolf of Wall Street hay The King’s Speech.
Bạn có thể chọn Lightworks “Free” hoặc “Pro.” (Sự khác biệt nằm ở tính năng mà Lightworks cung cấp, bản Pro sẽ có nhiều tính năng hơn). Tuy nhiên, bản Free vẫn rất hữu dụng, nó cung cấp hơn 100 hiệu ứng và hỗ trợ chỉnh sửa đa điểm.
8. Shotcut (Windows/Mac/Linux)
Shotcut (open source) là một phần mềm hoàn toàn miễn phí. Nó cho phép chúng ta tạo ra các video chuyên nghiệp. Tuy nhiên, giao diện của Shotcut hơi khó sử dụng. Có lẽ vì nó được phát triển cho Linux platform, nền tảng này có nhiều điểm khác biệt trong cái nhìn và cảm nhận so với Windows hay Mac UX.
9. HitFilm (Windows/Mac)
HitFilm Express là một phần mềm chỉnh sửa video và hiệu chỉnh trực quan. Bạn có thể dùng nó để chèn hơn 180 hiệu ứng vào video bao gồm cả việc chỉnh sửa 3D.
Tính năng tuyệt vời nhất của HitFilm có lẽ là nguồn video hướng dẫn phong phú. Người dùng có thể thực hành thêm các hiệu ứng trực quan đẹp mắt qua các movie tutorial dựa trên các bộ phim Star Wars, Westworld…
Việc upgrade HitFilm Pro sẽ cho phép bạn truy cập vào nhiều hiệu ứng hơn, độ phân giải cao hơn và sản xuất 3D rendering. Đồng thời, âm thanh sẽ được đồng bộ tốt hơn giữa các file audio và video. Chi phí $349 cho phép sử dụng trên 3 máy tính. Nếu chưa sẵn sàng đầu tư bản đầy đủ (full), người dùng HitFilm Express có thể sử dụng thêm nhiều công cụ bằng cách mua các bản mở rộng với chi phí thấp hơn.
Nếu bạn là người thích dựng và làm việc với các video clip, đừng ngại ngần mà thử trải nghiệm các phần mềm miễn phí này. Biết đâu, ngoài Premiere hay After Effect, bạn lại có thể tìm kiếm thêm được những người bạn đồng hành, những cánh tay hỗ trợ đắc lực trong công việc của mình.
Ban Truyền thông ITPlus Academy