05 CÁCH TẠO ĐIỂM NHẤN TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

20-08-2018 15:45

Các sản phẩm thiết kế là sợi dây kết nối mang thông điệp của bạn đến với người xem. Nhưng làm thế nào để thông điệp đó được truyền tải một cách trực quan, đúng đắn, gần gũi nhất lại là một câu hỏi khó khăn đối với các designer. Một trong những câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi này đó là tạo ra điểm nhấn cho nội dung thiết kế.

Vậy tạo điểm nhấn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Có các cách tạo điểm nhấn nào? Cùng ITPlus Academy tìm hiểu về điểm nhấn trong thiết kế qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo sự khác biệt

Điểm nhấn trong thiết kế đôi khi chính là điểm khác biệt của một đối tượng so với các đối tượng xung quanh nó. Đây là cách làm được rất nhiều designer lựa chọn khi thiết kế các ấn phẩm truyền thông. Một phương pháp xây dựng điểm khác biết rất tốt và phổ biến đó là tạo ra sự tương phải về màu sắc, về kích thước, về sắc độ hay chất liệu,… Ví dụ như một người da đen có hàm răng trắng bóng sẽ mang đến ấn tượng mạnh mẽ cho người xem, hay một từ in đậm giữa dòng chữ viết thường sẽ khiến người ta chú ý hơn.

Việc tạo ra sự khác biệt sẽ khiến nội dung và thông điệp của bạn được thể hiện rất rõ ràng, chân thực, cụ thể và dễ dàng tác động, thu hút sự chú ý của người xem.

Đường dẫn dắt thị giác

Một thói quen của con người khi muốn người khác chú ý vào thứ gì đó, họ thường hay chỉ tay và hướng mắt nhìn vào thứ đó. Trong thiết kế cũng vậy, khi muốn người xem chú ý vào một đối tượng nào đó, người thiết kế có thể sử dụng những đường dẫn dắt thị giác. Đó có thể là đường thẳng, đường cong, đường ziczac,… hay chỉ đơn giản là sự cảm nhận của hướng mắt, hướng chỉ tay của các đối tượng khác trong ấn phẩm.

Thói quen thị giác

Thói quen thị giác là một yếu tố rất quan trọng, giúp bạn có thể dễ dàng sắp xếp đối tượng theo cách nhìn của người xem, hay nói cách khác là nhìn ấn phẩm bằng con mắt của người xem. Khi nắm bắt được thói quen thị giác của người xem, bạn sẽ biết được trình tự tiếp cận thông tin và áp dụng nó vào trong thiết kế. Ví dụ như thói quen đọc chữ của nhiều người là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, hay nhìn to trước nhỏ sau, hình ảnh trước chữ sau,…

Tỉ lệ 1/3, tỉ lệ vàng

Nhiều năm về trước, một số họa sĩ đã tiến hành nghiên cứu các điểm mà mắt người có xu hướng lướt qua lại nhiều lần và gọi nó là các điểm mạnh. Thông qua việc chia khung hình ra làm 9 phần bằng nhau và tìm được 4 điểm mạnh, người ta đưa ra quy tắc tỷ lệ vàng 1/3. Cho đến hiện nay, đây là tỉ lệ được áp dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong nhiều lĩnh vực như thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, hội họa,…

Sử dụng khoảng trắng

Trong một số trường hợp đặc biệt, người thiết kế làm nổi bật một đối tượng bằng cách loại bỏ triệt để các đối tượng khác. Khi đặt một đối tượng vào một không gian mà xung quanh nó không có bất cứ một đối tượng nào khác, hoàn toàn là khoảng trắng thì tất nhiên nó sẽ là thứ duy nhất thu hút điểm nhìn của người xem. Tuy nhiên, cách làm này khiến sản phẩm thiết kế trở nên khá đơn điệu, do vậy ít được các designer sử dụng.

Việc tạo điểm nhấn trong thiết kế vô cùng quan trọng và cần thiết, do vậy, trước khi bắt tay vào thiết kế, bạn phải xác định rõ nội dung chính cần nhấn mạnh và áp dụng các cách làm trên để làm nó trở nên đặc biệt hơn nhé!

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề

1