10 PHÚT SO SÁNH CMS VÀ CODE TAY

05-07-2020 14:56

Công việc làm web vốn được xem là rất khó và phức tạp, đòi hỏi những kỹ sư giỏi mới đảm nhiệm được. Thế nhưng lại có những “tay non” không theo học gì về code mà vẫn dựng web rất dễ dàng và chuyên nghiệp. Đấy chính là do sự khác nhau giữa CMS và Code tay gây ra, hãy cùng ITPlus làm rõ trong bài viết này nhé:

 

CMS là gì?

CMS (Content Management System) hay còn được gọi là “Hệ thống quản trị nội dung”. Đây là một bộ khung, một thư viện khổng lồ, được các tổ chức công nghệ uy tín đứng ra phát triển và chia sẻ cho nhiều lập trình viên sử dụng.

CMS giúp bạn làm sẵn nội dung của website lên đến 70-80%, việc còn lại của bạn chỉ là bổ sung và hoàn thiện nốt 20% còn lại, giúp bạn thiết kế website nhanh hơn, tiện lợi hơn, và thậm chí là không đòi hỏi bạn phải biết quá nhiều về lập trình. Nhưng hạn chế của các mã nguồn mở chính là việc chỉnh sửa mà bạn được phép thực hiện trong quá trình lập trình website bằng CMS lại bị giới hạn trong một phạm vi nhất định những dữ liệu, giao diện có sẵn trong thư viện.

 

Code tay là gì?

Ngược lại với các mã nguồn mở, code tay bắt buộc người lập trình phải là có nền tảng chuyên sâu, kinh nghiệm vững vàng kết hợp với các thao tác bài bản nhất. Theo đó, một website code tay sẽ được lập trình từ đầu, từ khâu vẽ sơ đồ chức năng của website cho đến nội dung từng phần bên trong website đó mà vẫn phải đảm bảo được khả năng tối ưu hóa dung lượng, khả năng vận hành nhanh cũng như tính ổn định của trang web đó.

Thường thì các Web Developers sẽ sử dụng kèm Framework để hỗ trợ quy trình thiết kế của mình. Bạn có thể hình dung Framework giống như một bộ khung, hay một giàn giáo, cung cấp cái sườn để lập trình viên dựa vào đó để bồi thêm cái này, đắp thêm cái kia cho đến khi tạo ra được một website thành phẩm. Nhờ có framework, bạn chỉ cần hoàn thành 80% nội dung còn lại của trang web.


 

So sánh CMS và Code tay

Đối với việc web làm bằng code tay sẽ có những ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Đây là giải pháp không dành cho các dân nghiệp dư. Làm web bằng code tay thể hiện trình độ cực kỳ giỏi trong chuyên môn của người lập trình. Người có thể thiết kế website bằng code tay là những người có kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng về code.
  • Code tay thích hợp với các dự án lớn, có tính tùy biến, thích ứng cục bộ, đáp ứng tốt với các thị trường khách hàng cao cấp.
  • Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh, thiết kế web sao cho hoàn thiện theo đúng nhu cầu của khách hàng. Bởi toàn bộ web đều được xây dựng bởi chính bàn tay của bạn sẽ giúp bạn kiểm soát các vấn đề tốt hơn.
  • Nếu bạn sử dụng Framework trong quá trình thiết kế website, bạn sẽ nhận được 20% sự giúp đỡ từ “trợ thủ” tuyệt vời này.

Nhược điểm

  • Chi phí khách hàng bỏ ra cao hơn
  • Chỉ những lập trình viên giỏi, tay nghề cao mới có thể lập trình website code hạn chế tối đa lỗi, tối ưu hóa chức năng, tốc độ load, biến website của bạn thành sản phẩm thủ công hoàn hảo nhất.
  • Làm website bằng code tay đòi hỏi thời gian lâu hơn. Nhanh thì khoảng 15 – 30 ngày hoàn thiện 1 web, thời gian có thể kéo dài hơn tùy vào từng người lập trình.

 

Ưu và nhược điểm khi làm website bằng CMS

Ưu điểm

  • Có tính ổn định, rõ ràng, web được xây dựng với bàn tay của những lập trình viên có trình độ cao, được kiểm duyệt qua các tổ chức uy tín và chuyên môn cao. Khi sử dụng CMS để thiết kế web, bạn sẽ dễ dàng tạo ra một thiết kế chuẩn với tốc độ bảo mật cao, tốc độ load nhanh. Đồng thời, web của bạn cũng được hỗ trợ bởi các công cụ tìm kiếm đa dạng.
  • Nhiều Module, Tools giúp nhà phát triển web giải quyết được mọi  vấn đề trong thời gian ngắn mà không cần dài lưng ngồi gõ từng dòng code. 

Nhược điểm

  • Những website có mã nguồn mở được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng. Vì vậy, việc tùy biến hay chỉnh sửa theo yêu cầu cá nhân hóa sẽ rất khó thực hiện. Bởi bạn cần phải chỉnh sửa từ mã nguồn lập trình website đó mà vẫn phải đảm bảo các yếu tố giúp website hoạt động bình thường.
  • Mặc dù có cả đội ngũ support nhiệt tình, các phiên bản được cập nhật liên tục và bảo lỗi nhanh chóng nhưng vẫn có những lỗ hổng bảo mật dễ bị phát hiện. Kẻ xấu có thể lợi dụng những kẽ hở đó để tấn công website, xóa dữ liệu và đánh cắp thông tin, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Tuy nhiên, bạn sẽ yên tâm hơn nếu sử dụng dịch vụ tại một công ty thiết kế website uy tín, họ sẽ có những biện pháp bảo mật đi kèm giúp bảo đảm an toàn cho website của bạn.
  • Website được thiết kế bằng CMS có chức năng và giao diện tương tự nhau. Nên những web làm bằng CMS sẽ khó tạo nên dấu ấn riêng và tính chuyên nghiệp được như các web code tay.

 

Như vậy, qua bài viết bạn đã xác định được những khác biệt cơ bản của 2 phương thức làm web CMS và code tay. Hy vọng nó đã giúp bạn giải đáp được tại sao lại có web làm nhanh, làm chậm, có web làm rất dễ, có web lại rất phức tạp từ đó đưa ra lựa chọn cho website của mình nhé!

 

Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:

Lập trình Game Unity

Lập trình Python & Odoo Framework với IziSolution

Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE

Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp

Lập trình ứng dụng di động Android

Khóa học lập trình Python

Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng

                                                                                                                                                               Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề

1