20 TIPS ỨNG DỤNG SỰ TƯƠNG PHẢN (PHẦN 1)

13-02-2020 11:08

Sự tương phản trong thiết kế ấn phẩm hay làm video animation phức tạp hơn nhiều so với chỉ là tương phản trắng-đen hoặc to-nhỏ. Sự tương phản cũng là một kiến thức thiết kế cơ bản cốt lõi vô cùng quan trọng cần phải được sử dụng trong tất cả các project. 

Vì sao sự tương phản lại quan trọng đến vậy? Tương phản giúp sắp xếp bố cục của một ấn phẩm hay một video rõ ràng và mạch lạc, phân rõ nội dung chính phụ. Và trên hết, việc ứng dụng tương phản một cách hợp lý sẽ là điểm cộng rất lớn về mặt thẩm mỹ đối với mọi thiết kế.
Tuy nhiên, cũng như một tôn chỉ trong thiết kế: Cái gì quá cũng không tốt. Sự tương phản cần được điều chỉnh sao cho hài hoà, đúng chỗ để tránh các trường hợp gây sự nhức mắt, khó chịu cho người xem. Nếu tất cả các yếu tố đều có sự tương phản thành ra không có nội dung nào được nổi bật cả.
Vậy, với 20 mẹo biến hoá cùng quy tắc tương phản trong thiết kế sau đây, hay nâng tầm các ấn phẩm hoặc video của bạn nhé!

1. Tương phản Tối - Sáng

Trong tương phản giữa độ tối nhất và độ sáng nhất của một màu thì một ví dụ tương phản tối - sáng rõ ràng hơn cả chính là đên và trắng. Tuy nhiên, bạn không cần luôn phải sử dụng hai màu này để tạo ra sự tương phản loại này. Chỉ cần lựa chọn mức độ sáng tối khác nhau của một màu thôi đã đủ tạo nên sự tương phản cần thiết và cũng vô cùng bắt mắt cho thiết kế.
Ứng dụng thực tế vào một ấn phẩm, bạn có thể sự dụng màu chữ tối trên nền có gam màu sáng hoặc ngược lại. Đặc biệt trong trường hợp trên thiết kế có sử dụng cõ chữ nhỏ, sự tương phản sẽ giúp phần chữ được nổi bật và thu hút hơn.

 

2. Tương phản với vòng tròn màu

Vòng tròn màu cơ bản thường có 12 màu sắc cơ bản. Tuy nhiên sự kết hợp màu có thể đa dạng hơn trong thiết kế. Chúng thể thấy, từ những màu sắc cơ bản nhất, kết hợp với nhau cũng tạo nên sự tương phản và đã được các nghệ sĩ sử dụng trong nhiều thế kỉ nay. Một số cách tương phản sử dụng vòng tròn màu bao gồm:

  • Kết hợp màu tương phản: Các màu nằm ở vị trí vòng tròn màu đối diện nhau sẽ tạo ra độ tương phản cao. Ví dụ, màu đỏ-xanh lá hoặc màu xanh dương-cam,... 
  • Kết hợp màu tam giác cân: Lựa chọn bất kì màu nào trên vòng tròn màu và chọn thêm 2 màu ở vị trí sườn đối diện cũng có thể tạo nên sự tương phản cho thiết kế. Tuy nhiên cách kết hợp này không thực sự gay gắt, có phần nhẹ nhàng hơn so với kết hợp màu tương phản hoàn toàn kể trên.
  • Kết hợp màu tam giác đều: 3 màu bất kì nằm trên vòng tròn màu tạo thành tam giác đều cũng là một kết hợp màu tương phản hiệu quả và bắt mắt.

Ngoài ra, bạn vẫn có thể điều chỉnh thêm độ sáng tối của màu sắc trong các lựa chọn màu kể trên.

 

3. Tương phản với nhiệt độ màu

Tất cả các màu sắc có thể được chia thành các nhóm màu sau dựa trên nhiệt độ màu: nóng, lạnh hoặc trung tính. Màu đỏ, cam và càng được xếp vào nhóm màu nóng. Trong khi đó, màu xanh dương và xanh lá là màu lạnh. Đen, trắng và xám là màu trung tính. Qua việc xếp loại nhóm màu theo nhiệt độ màu, việc kết hợp nhóm màu nóng và lạnh cũng có thể tạo nên độ tương phản mạnh.

Ví dụ, trang web sau có các chi tiết đổ màu tương phản dựa trên nhiệt độ màu giữa tông sáng của xanh dương và màu vàng. Kết hợp màu tương phản này giúp nút tương tác được và hình ảnh chính được nổi bật hơn rất nhiều. Thêm vào đó, vì cả hai màu được lựa chọn đều là tông lạnh nên sự kết hợp màu này đã giúp hình ảnh tổng thể có độ tương phản cực cao và vô cùng hiệu quả.
 

lam-video-animation

 

4. Tương phản với cường độ màu sắc  

Cường độ màu còn được biết là độ bão hoà. Một màu ở sắc độ sáng nhất có độ bão hoà 100%; ngược lại, nếu màu có sắc độ ghi nhiều hơn là khử bão hoà. Việc sử dụng màu sáng hay màu lặng có thể là cách tạo nên sự tương phản cao hoặc thấp cho thiết kế. Các màu sáng, tươi luôn đem lại hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý, đặc biệt là khi đặt bên cạnh màu đen. Sử dụng các màu sáng làm điểu nhất cho các phần quan trọng trong thiết kế sẽ đem lại hiệu quả tối ưu.

 

5. Tương phản với hình dạng: Hình dạng tự nhiên và Hình học

Hầu hết các hình dạng có thể chia thành 2 loại hình học (lục giác, tam giác, hình tròn...) và hình tự nhiên (hình xoắc, hình chất lỏng ngẫu nhiên). Các góc cạnh, sự cân đối của hình học có độ tương phản lớn với các hình dạng ngẫu nhiên trong tự nhiên.

 

6. Tương phản với hình dạng: Góc cạnh và Bo tròn

Một cách hay để ứng dụng hình dạng vào thiết kế chính là các nét và góc cạnh của chữ, hộp hay nút... . Hình dạng có nét càng bò tròn thường tạo cảm giác mềm mại, quen thuộc và gần gũi hơn. Trong khi đó, các hình dạng sắc bén gợi nên sự quy củ và lịch sự, cứng nhắc hơn. 

 

7. Tương phản với kết cấu

Tương tự với hình dạng, kết cấu có thể tương phản với nhau khi các đặc điểm của từng kết cấu vô cùng khác biệt. Các hiệu ứng biến đổi kết cấu hình ảnh bạn có thể tham khảo từ rất nhiều nguồn trên mạng.

Một ví dụ về kết hợp nhiều kết cấu khác nhau trong thiết kế tạo nên cảm giác hoài cổ và vô cùng nổi bật cho thiết kế.
 

lam-video-animation

 

8. Tương phản với tỉ lệ và kích thước

Bên cạnh việc thêm các yếu tố hình ảnh thú vị cho thiết kế, sự tương phản còn được sử dụng trong việc tạo liên kết và quan hệ chính phụ giữa các thành tố trong một thiết kế tổng thể. Nếu rất cả các vật thể trong thiết kế đều được đặt ở cùng một kích cỡ thì sẽ gây sự rối mắt, rối thông tin cho người xem. Việc ứng dụng tỉ lệ kích thước hiệu quả không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế hiệu quả mà còn là một trong những cách thức đơn giản nhất để tạo nên một layout sáng tạo, đẹp mắt.

 

9. Tương phản với nét đậm mảnh

Tương tự như tỉ lệ và kích thước, các nét kết kế đậm mảnh là một cách khác để phân thứ tự mức độ quan trọng của các phần trong thiết kế. Các phần có nét đậm sẽ được nổi bật hơn so với các thành tố khác trong thiết kế, đó chính là sự tương phản. Những phần có nét thiết kế đậm không nhất thiết phải là phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong trang thiết kế mà có thể kết hợp các cách tạo tương phản khác như đã chia sẻ.

 

10. Tương phản với khoảng cách và đoạn trắng

Trong nhiều trường hợp, các thiết kế buộc phải chèn vào nhiều thông tin chữ, các khoảng trắng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trông việc phân tách và tổ chức các thành phần thiết kế tạo nên một tổng thể cân đối. Khi bạn phải trình bày một thiết kế "đầy" và phức tạp, các khoảng trống trở nên đặc biệt quan trọng. Tự độ thoáng mà các khoảng trống đem lại cho thiết kế và giúp các yếu tổ trở nên tương phản và hiệu quả hơn với phần còn lại của thiết kế.

 

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề