5 hiểu lầm hay gặp về ngành thiết kế đồ hoạ

07-06-2023 19:58


Thiết kế đồ hoạ là trong những ngành hot và tiềm năng nhất hiện nay. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều lầm tưởng khi nhắc về lĩnh vực này. Ngày hôm nay, Hãy cùng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITPlus làm sáng tỏ những hiểu lầm không đáng có này nhé!

1. Học thiết kế đồ họa thì phải vẽ đẹp


Như ở bài trước đã nói, để nhận biết đó có phải là một graphic designer giỏi phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là ý tưởng và sự sáng tạo. Vì vậy thường có nhiều ý kiến những người biết vẽ phải có khiếu thẩm mỹ mới phù hợp với ngành thiết kế đồ họa. Nhưng không! Kỹ năng vẽ tay chỉ là một ưu thế hỗ trợ designer trên con đường thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp, điều đó không có nghĩa những người không biết vẽ lại không thể học và thực hiện được công việc trong ngành này, tuy nhiên, họ sẽ phải có một lộ trình học tập bài bản từ đầu để nâng cao kỹ năng về thiết kế đồ hoạ


2. Dân thiết kế đồ hoạ chắc hẳn phải có tâm hồn nghệ sĩ bay bổng lắm


Hầu như nhắc đến graphic designer thì ai cũng nghĩ rằng họ là những người có đầu óc bay bổng cùng với gu thời trang riêng biệt, thậm chí là lập dị ví dụ như đeo khuyên, xăm trổ, nhuộm tóc,.... Tuy nhiên điều này chưa hẳn đã đúng vì có nhiều nhà thiết kế đồ hoạ nổi tiếng có ngoại hình chả khác gì những doanh nhân bình thường, tiêu biểu như Paul Rand - Nhà thiết kế đồ hoạ nổi tiếng người Mỹ với những đóng góp to lớn trong việc thiết kế sản phẩm cho các tập đoàn lớn, nổi tiếng trên thế giới

“Trong số những người Mỹ trẻ tuổi, Paul Rand là một trong số những người tốt nhất (và có khả năng nhất). Ông là một họa sĩ, giảng viên, thiết kế công nghiệp (và nghệ sĩ quảng cáo) người đã vẽ lên kiến thức và sáng tạo từ những nguồn lực của đất nước này. Ông cũng là một người theo chủ nghĩa lý tưởng và cả hiện thực, sử dụng ngôn ngữ của những nhà thơ và cả người làm kinh doanh. Ông nghĩ về nhu cầu và chức năng. Ông có thể phân tích vấn đề của mình, nhưng trí tưởng tượng là vô biên.”


3. Designer chỉ cần tập trung nâng cao kỹ năng chuyên môn


Thông thạo các phần mềm thiết kế như Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop... là kỹ năng cơ bản graphic designer phải trang bị trên con đường thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp, tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào kỹ năng chuyên môn thì chưa đủ.Một graphic designer giỏi phải trang bị thêm cho mình những kỹ năng mềm khác để có thể trình bày ý tưởng của mình một cách chi tiết và rõ ràng nhất để thuyết phục được khách hàng cũng như  truyền thông điệp của tác phẩm đến với độc giả.


4. Graphic designer có thể thoả sức sáng tạo không giới hạn


TÍnh sáng tạo với những ý tưởng độc đáo, mới lạ luôn được đề cao trong ngành thiết kế đồ hoạ, tuy nhiên sáng tạo cũng phải ở trong một khuôn khổ nhất định. Bạn sẽ được sáng tạo tuỳ thích nếu khách hàng của bạn là chính bạn tuy nhiên giả sử bạn làm cho một công ty hay doanh nghiệp, thì các sản phẩm không chỉ phục vụ cho chính bản thân mà còn phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng bởi nó được sử dụng cho mục đích truyền thông, đồng nghĩa với việc nó ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của họ.


5. Bất kì ai cũng có thể trở thành nhà thiết kế đồ hoạ


Đây gần như là hiểu lầm lớn nhất về graphic designer. Đa số mọi người sẽ nghĩ rằng chỉ cần học một chút photoshop cũng có thể tự nhận mình là một nhà thiết kế đồ hoạ. Nhưng thực tế thì không phải vậy, cũng như bao công việc khác, ngành thiết kế đồ hoạ cũng đòi hỏi những yếu tố như kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và sự cống hiến, phải đào đủ sâu và rộng trong việc học tập và nghiên cứu trước khi có thể trình bày và đề xuất thiết kế của mình

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus

 

Bài viết cùng chủ đề