8 DẠNG SƠ ĐỒ TƯ DUY CHO DESIGNER

22-11-2019 10:32

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. 

Bằng cách dùng giản đồ hay những keywords (từ khóa chính), và những đường nối, mũi tên… theo các quy tắc riêng đơn giản, dễ hiểu của riêng người viết, mindmap sẽ giúp người dùng xây dựng một bức tranh tổng quát, giúp thu nhỏ lại những thông tin dồn về chung và cô đọng nhất, khiến cho việc tư duy, giải quyết vấn đề hay ghi nhớ lại những chi tiết của “bức tranh” dễ dàng hơn. Sử dụng Sơ đồ tư duy sẽ giúp hạn chế chữ viết để miêu tả mà dùng chủ yếu bằng hình ảnh hai chiều.

Sơ đồ tư duy có rất nhiều dạng và dưới đây là 8 dạng sơ đồ phổ biến của "dân thiết kế"

so-do-tu-duy.

1. Sơ đồ tư duy hình tròn (Circle Map)

Mục đích của sơ đồ tư duy vòng tròn là để Brainstorm một ý tưởng hoặc chủ đề bằng cách sử dụng các thông tin mà chúng ta đã biết. 

Sơ đồ tư duy vòng tròn bao gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn nhỏ bên trong thể hiện những ý tưởng trọng tâm, chủ đề chính, còn vòng tròn lớn bên ngoài diễn đạt những ý kiến bổ trợ cho ý tưởng trọng tâm. Những ý kiến được thể hiện dưới bất kỳ loại từ ngữ nào: danh từ, tính từ hoặc thậm chí là các cụm từ.  

Ví dụ: hình chữ nhật. Từ “Hình chữ nhật” được đặt vào vòng tròn giữa và xung quanh nó là những đồ vật có hình chữ nhật để làm rõ chủ đề trọng tâm.

so-do-tu-duy-01.

Sơ đồ tư duy vòng tròn sẽ phù hợp cho việc bắt đầu một ý tưởng mới hoặc với một đội mới được thành lập. Nếu các thành viên trong nhóm không biết rõ về nhau, thì việc lấp đầy sơ đồ vòng tròn có thể phá vỡ khoảng cách và khiến họ nói ra ý tưởng của họ. Sử dụng các câu hỏi tương tự như “Chúng ta muốn đạt được gì với dự án này?” ở vòng tròn bên trong và xem sự tương tác được phát triển.

2. Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map)

Mục đích của sơ đồ tư duy bong bóng là xác định chủ đề chính với các cụm từ cụ thể. Trong trường hợp này, vòng tròn trung tâm xuất hiện với các vòng tròn hoặc bong bóng khác bao quanh. Mỗi vòng tròn được kết nối sẽ bao gồm các tính từ hoặc cụm từ xác định.

Trong thiết kế, chúng ta có thể tạo mindmap bong bóng để xác định đặc điểm của công ty khách hàng để tạo ra một logo. Trong vòng tròn giữa bạn có thể để đối tượng là Khách hàng A. Với những vòng tròn xung quanh sẽ bao gồm cách từ xác định như: màu sắc chủ đạo: camthuộc lĩnh vực bất động sản,...

so-do-tu-duy-02.

Một ý tưởng khác cho sơ đồ tư duy bong bóng là dành cho thiết lập mục tiêu hoặc vạch ra lý do tại sao bạn muốn hoàn thành một mục tiêu nhất định. Ví dụ: Tại sao tôi cần một trang web mới? và các bong bóng xung quanh có thể bao gồm các lý do như: Thiết kế nhàm chán, lỗi thời; UX (trải nghiệm người dùng) không hoạt động tốt… Điều này sau đó có thể giúp bạn sắp xếp ra những điều chính xác cần phải được thay đổi trên trang web.

3. Sơ đồ tư duy bong bóng đôi (Double Bubble Map)

Sơ đồ tư duy thứ ba là sự kết hợp của hai sơ đồ tư duy bong bóng và được gọi là bong bóng đôi, hay thường được gọi là biểu đồ Venn. Sơ đồ tư duy bong bóng đôi là một sơ đồ so sánh xác định sự khác biệt và tương đồng giữa hai chủ đề. Trung tâm giữa hai vòng tròn chứa hai ý chính. Điểm giao nhau của 2 vòng tròn chính là nơi chứa các điểm tương đồng được chia sẻ. Hướng về hai bên là các bong bóng xác định sự khác biệt của mỗi vòng tròn trung tâm.

Loại mindmap này là hoàn hảo cho các tình huống trong đó các khái niệm hoặc ý tưởng cần so sánh trực quan. Học sinh sử dụng mindmap bong bóng đôi cho các lớp học văn. Họ so sánh các nhân vật, tình huống và các phần của câu chuyện, làm cho tất cả dễ nắm bắt hơn.

so-do-tu-duy-03.

Một tình huống khác trong đó sơ đồ tư duy bong bóng đôi có thể có ích là đưa ra quyết định. Nếu bạn phải lựa chọn giữa hai giải pháp cho một vấn đề, sơ đồ tư duy bong bóng đôi có thể giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng. Bằng cách so sánh và đối chiếu trực quan, lựa chọn trở nên rõ ràng hơn. Theo cùng một cách, mindmap bong bóng đôi có thể là một slide bên trong bản trình bày. Nó có thể hiển thị sự khác nhau giữa hai khái niệm.

Sơ đồ tư duy bong bóng đôi thường hay được đưa vào các bản thuyết trình để cho thấy sự so sánh giữa hai khái niệm. Hoặc chúng cũng có thể hoạt động như một Infographic. Bố trí của các bong bóng đôi không cần phải tuân theo một mạng lưới nghiêm ngặt. Đừng ngại sáng tạo để sắp xếp các các bong bóng, miễn là chúng vẫn dễ hiểu.

4. Sơ đồ tư duy hình cây (Tree Map)

Khi đến lúc cần phân loại và sắp xếp thông tin, sơ đồ tư duy hình cây có thể giúp ích rất nhiều. Về mặt trực quan, mindmap hình cây giống như một cái cây thật với nhiều nhánh. Phần trên cùng là tiêu đề hoặc chủ đề chính, bên dưới là các chủ đề phụ. Bên dưới các chủ đề phụ là thông tin liên quan, chi tiết hơn và chúng tạo thành các danh sách dài.

so-do-tu-duy-05.

Một sơ đồ tư duy hình cây có thể được sử dụng như một phác thảo trực quan cho bất kỳ loại văn bản nào như một bài luận hoặc thậm chí bài đăng trên blog. Tiêu đề và phần giới thiệu được đặt ở trên cùng và các đoạn văn nhánh bên dưới.

Một cách thực tế của việc sử dụng một sơ đồ tư duy hình cây là lên kế hoạch và tổ chức các nhiệm vụ cho một dự án lớn. Tên của dự án nằm ở đầu và mỗi đội phụ trách là một chủ đề phụ bên dưới, tiếp theo là tên của các thành viên trong nhóm và nhiệm vụ liên quan của họ.

5. Sơ đồ tư duy luồng (Flow Map)

Một sơ đồ tư duy luồng khá giống với một lưu đồ (flowchart). Mindmap luồng là biểu diễn trực quan về quá trình, tiến trình hoặc tổ hợp các hướng dẫn. Chủ đề chính được gắn bên ngoài sơ đồ. Các hình chữ nhật được kết nối tạo thành các bước trong tiến trình hoặc quá trình giải thích của sơ đồ. Một số hình chữ nhật cũng có thể được thêm vào bên dưới để mô tả bước đó.

so-do-tu-duy-06.

Công thức nấu ăn cùng thường được trực quan hóa với mindmap luồng. Bắt đầu từ đầu với các thành phần, sau đó là quá trình từng bước của công thức cho tới hoàn thiện và điền vào mỗi hình chữ nhật liên tiếp nhau. sơ đồ tư duy luồng, giống như sơ đồ bong bóng kép, có thể được sáng tạo trong thiết kế của chúng. Bạn có thể bao gồm hình minh họa, hình dạng, màu sắc hoặc thậm chí hình động khác để tăng tính thẩm mỹ.

6. Sơ đồ tư duy đa luồng (Multi Flow)

Sơ đồ tư duy đa luồng giúp tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng của các sự kiện nhất định. Cách sử dụng sơ đồ nhiều luồng là bắt đầu với sự kiện chính, các hình chữ nhật được kết nối khác xuất hiện ở bên trái và bên phải sự kiện chính. Các hình chữ nhật bên trái đại diện cho các nguyên nhân khiến sự kiện xảy ra. Các hình chữ nhật bên phải là những tác động của sự kiện gây nên. Trong một số trường hợp, một hiệu ứng cũng có thể trở thành một nguyên nhân, tạo ra một vòng luân hồi.

so-do-tu-duy-07.

Sơ đồ tư duy đa luồng giúp hiển thị các cách thức đạt được bằng cách sử dụng chức năng và nguyên nhân. Ví dụ, Để làm việc hiệu quả hơn là sự kiện chính. Để tìm ra cách làm việc hiệu quả hơn, bạn sử dụng các hình chữ nhật ở bên trái đại diện cho các nguyên nhân. Một số trong số này có thể là, dành ít thời gian hơn cho Facebooksử dụng lịch hoặc bộ hẹn giờ. Một cách khác để sử dụng sơ đồ tư duy đa luồng là để dự đoán kết quả của một sự kiện nào đó.

Mindmap đa luồng cũng có thể được kết hợp nhau hoặc với một sơ đồ luồng thông thường. Bằng cách này, bạn có thể tạo sự tiến trình hướng tới một nguyên nhân hoặc một loạt các sự kiện sau một hiệu ứng. sơ đồ đa luồng là một trong những sơ đồ linh hoạt nhất trong tất cả các sơ đồ tư duy.

7. Sơ đồ tư duy dấu ngoặc (Brace Map)

Sơ đồ Brace giúp phân tích các phần của vật thể và mối quan hệ giữa chúng. Xét theo trực quan, một sơ đồ Brace trông giống như một sơ đồ cây ngang. Sự khác biệt là một sơ đồ này liệt kê tất cả các phần của toàn bộ vật thể chính. sơ đồ cây thiên về khái niệm hơn và được sử dụng để tổ chức hơn là phân tách. Loại sơ đồ này thường phân tích một đối tượng cụ thể hoặc tình huống thực tế. Các khái niệm và ý tưởng không phù hợp với sơ đồ Brace.

How-Thinking-Maps-help-visualize-ideas-brace-map.

Sơ đồ tư duy Brace có thể giúp chúng ta hình dung việc tạo ra một trang web. Đối tượng ban đầu là toàn bộ trang web. Ở bên phải của đối tượng là các công việc chính, trong trường hợp này là các trang con của trang web. Mỗi trang sau đó sẽ mở ra các yếu tố bên trong trang đó. Một sơ đồ Brace có thể mở rộng sang một bên cho đến khi tất cả các yếu tố đã được xác định.

Một cách sử dụng mindmap này là để tổ chức nơi làm việc. Một sơ đồ Brace được thiết kế đẹp mắt có thể được dùng làm một poster hiển thị tất cả các phòng và chỗ ngồi của một văn phòng khởi nghiệp. Một sơ đồ Brace vui nhộn có thể được sử dụng làm outline để chỉ cho mọi người cách họ có thể kết nối với nhau.

8. Sơ đồ tư duy hình cầu (Bridge Map)

Sơ đồ tư duy cuối cùng chính là sơ đồ cầu. Đây là một sơ đồ được sử dụng để tìm những điểm giống nhau giữa mọi thứ và tạo ra sự suy diễn tương đồng. Ví dụ với trẻ em, sơ đồ tư duy hình cầu là một phần quan trọng trong các môn học ngôn ngữ. sơ đồ cầu giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức này.

so-do-tu-duy-08.

Một sơ đồ cầu có thể được sử dụng để tạo ra một phong cách kể chuyện cho một tác phẩm bằng văn bản. Bằng cách sử dụng các từ chính trong một ý tưởng và tạo ra sự tương đồng, nó sẽ làm cho nội dung hấp dẫn hơn. Từ các đề xuất kinh doanh đến các bài đăng trên blog, các phép so sánh từ sơ đồ cầu sẽ truyền tải thêm tính cách cá nhân vào bài viết. Một cách sử dụng khác cho sơ đồ cầu là cho buổi tập huấn của một thành viên mới trong nhóm. Với việc sử dụng các phép tương đồng, việc đào tạo có thể vui hơn so với một loạt thông tin mà họ cần phải tiếp nhận.

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề