Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình PHP và hướng dẫn cài đặt

15-07-2015 11:59

 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình PHP và hướng dẫn cài đặt

PHP - viết tắt hồi quy của "Hypertext Preprocessor", là một ngôn ngữ lập trình kịch bản được chạy ở phía server nhằm sinh ra mã html trên client. PHP đã trải qua rất nhiều phiên bản và được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, với cách viết mã rõ rãng, tốc độ nhanh, dễ học nên PHP đã trở thành một ngôn ngữ lập trình web rất phổ biến và được ưa chuộng.
 PHP chạy trên môi trường Webserver và lưu trữ dữ liệu thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu nên PHP thường đi kèm với Apache, MySQL và hệ điều hành Linux (LAMP).
  • Apache là một phần mềm web server có nhiệm vụ tiếp nhận request từ trình duyệt người dùng sau đó chuyển giao cho PHP xử lý và gửi trả lại cho trình duyệt.
  • MySQL cũng tương tự như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác (Postgress, Oracle, SQL server...) đóng vai trò là nơi lưu trữ và truy vấn dữ liệu.
  • Linux: Hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng rất rộng rãi cho các webserver. Thông thường các phiên bản được sử dụng nhiều nhất là RedHat Enterprise Linux, Ubuntu... 
PHP hoạt động như thế nào?
 
Khi người sử dụng gọi trang PHP, Web Server sẽ triệu gọi PHP Engine để thông dịch dịch trang PHP và trả kết quả cho người dùng như hình bên dưới.
hoc lap trinh php
Các bước cài đặt Web server:
 
Bước 1: Download XAMPP tại https://www.apachefriends.org/download.html và tiến hành cài đặt như các chương trình thông thường.
 
Bước 2: Start Apache và MySQL trong XAMPP control panel
 
cai dat xampp
 
Bước 3: Gõ vào trình duyệt địa chỉ localhost. Nếu hiện ra màn hình sau thì việc cài đặt đã thành công.
 
cai dat xampp 2
 
Bước 4: Vào thư mục cài đặt XAMPP/htdocs và tiến hành tạo file test.php với nội dung như sau:
1
2
3
<?php
    echo "Hello World";
?>
Gõ trên trình duyệt địa chỉ localhost/test.php. Nếu hiện ra dòng chữ Hello World nghĩa là ứng dụng PHP đầu tiên đã chạy thành công.
 
cai dat xampp 3
TIPS: Để lập trình PHP chúng ta có thể sử dụng các IDE sau: Netbeans, Eclipse, Zend Studio, PHP Storm...để đẩy nhanh quá trình phát triển và hạn chế lỗi xảy ra trong quá trình lập trình.
Nguồn: Sưu tầm

Bài viết cùng chủ đề

1