>> Kì 1: Học Công nghệ thông tin cần những tố chất gì?
>> Kì 2: Một số ngành học thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, nước ta có khoảng 450 trường ĐH-CĐ đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT), tương ứng với đó là một số lượng lớn cử nhân, kĩ sư ngành CNTT ra trường mỗi năm, nhưng trong số những người đã tốt nghiệp thì có tới “72% không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kĩ năng làm việc nhóm và đến 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới”.
Cũng theo điều tra của nhansuvietnam.vn, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang thiếu trầm trọng lao động chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Các đơn vị tuyển dụng đều cho rằng: nhân lực chất lượng cao phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp; làm chủ được các thiết bị, công nghệ hiện đại; sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn, giao tiếp; có kỹ năng xã hội: giao tiếp, ứng xử, hợp tác, năng lực hoạt động sáng tạo; tác phong lao động công nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp và sức khỏe tốt.
Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng thiếu nhân lực chất lượng cao ngành CNTT? Có phải chỉ cần kiến thức trên lớp đã đủ để giúp các bạn thành công trong nghề?
Các bạn sinh viên hãy trang bị thêm những kĩ năng mới cho bản thân để có thể làm việc được ngay, thay vì phải có thời gian đào tạo lại ở doanh nghiệp hay nhận một mức lương không xứng đáng. Hãy trang bị ngay từ bây giờ các yếu tố giúp bạn trở nên ấn tượng với nhà tuyển dụng:
1. Các chứng nhận chuyên môn trong lĩnh vực CNTT
Hiện nay, các thương hiệu bá chủ trong lĩnh vực CNTT đều tổ chức được các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo chuyên sâu. Vì thế, ngoài tấm bằng kĩ sư CNTT, các bạn sinh viên nên xác định và trang bị cho mình những chứng chỉ có trong hệ thống của các thương hiệu thống lĩnh thị trường CNTT. Ví dụ, các bạn có thể xác định ngay từ bây giờ việc mình muốn trở thành một kĩ sư lĩnh vực mạng hệ thống (Networking) thì các bạn sẽ cần đến hệ thống chứng chỉ của Microsoft như MCSA, MCSE. Việc tìm học để lấy chứng chỉ sẽ giúp các bạn tiếp cận với chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế, thực hành trên thiết bị thực, giao lưu với các nhà tuyển dụng ngay trong quá trình theo học, thi chứng chỉ quốc tế chính hãng được công nhận trên toàn cầu….
2. Chuẩn bị vốn tiếng Anh tốt nhất
Nếu đã tìm học và đạt được các chứng nhận chuyên môn nói trên, thì khả năng tiếng Anh của các bạn trong lĩnh vực CNTT cũng đã tốt hơn rất nhiều. Vì khi tham gia học tập chương trình CNTT của các hãng (ví dụ là Microsoft) các bạn đều được học giáo trình gốc được các hãng này biên soạn bằng tiếng Anh dùng thống nhất trên toàn cầu, thực hành trên hệ thống sử dụng tiếng Anh, tham gia kì thi lấy chứng chỉ quốc tế hoàn toàn bằng tiếng Anh. Vì thế, trong quá trình học tập các bạn sẽ đạt được hai mục đích, lấy được chứng chỉ chuyên môn danh giá và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong thực tế.
3. Kĩ năng mềm
Nếu như các bạn tìm kiếm được những đối tác được ủy quyền đào tạo chính thức của các hãng danh tiếng nói trên tại Việt Nam (với Microsoft các đối tác này được gọi là Microsoft Certified Partner for Learning Solutions – CPLS) thì việc hoàn thành các chứng chỉ của họ cũng đồng nghĩa với việc bạn đã được trang bị những kĩ năng mềm quan trọng trong quá trình làm việc: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình,… Vì trong quá trình học tập, các đơn vị được ủy quyền đào tạo các chứng chỉ chuyên môn cũng cần đảm bảo các bài học – bài thi được triển khai theo đúng cách để phát huy được các kĩ năng nói trên.
Nắm bắt được những công nghệ hiện tại và xu hướng công nghệ mới. Có lẽ kỹ năng cơ bản nhất của bất kỳ một chuyên gia CNTT nào chính là một nền kiến thức sâu rộng dựa trên các tập hợp kỹ năng công nghệ hàng ngày. Hãy tham gia vào các khóa học, đọc sách báo chuyên ngành, nghiên cứu các sản phẩm, tham gia các tổ chức nghề nghiệp chuyên ngành, truy cập vào trang web www.itcenter.vn nhiều hơn, nhưng phải đảm bảo rằng bạn có tất cả những thông tin bạn cần về công nghệ bạn đang sử dụng cùng với thói quen luôn áp dụng những thông tin này vào trong công việc bản thân.
Giao tiếp và lắng nghe; thu thập thông tin. Có thể bình thường ở những kỹ năng khác nhưng giao tiếp là một kỹ năng tối quan trọng cần phải xuất sắc. Đó là một trong hai kỹ năng chính mà ai cũng phải có, nhưng với một chuyên gia CNTT thì đó là một kỹ năng thực sự rất quan trọng. Giao tiếp tốt phải theo hai chiều, có nghe và có phản hồi. Đây chính là lúc thể hiện bản lĩnh của bạn, vì không gì bạn phải làm nhiều như giao tiếp.
Cho dù bạn nghĩ rằng việc mình đang làm chỉ là để kiếm sống, mỗi chuyên gia CNTT thực sự là một chuyên gia tư vấn. Là một chuyên gia tư vấn, bạn có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng giá trị gia tăng cao nhất. Có nghĩa là ít nhất bạn cũng phải biết công việc kinh doanh của khách hàng giống như họ vậy, và điều này có nghĩa là bạn phải lắng nghe. Khách hàng của bạn được quyền biết họ sẽ có những gì cho số tiền mà họ trả cho bạn, có nghĩa rằng bạn phải chủ động và thường xuyên thông báo tình hình cho khách hàng.
Như vậy, không chỉ có kiến thức trên lớp học, các bạn sinh viên ngành CNTT cần phải trang bị thêm cho bản thân những kĩ năng bên ngoài. Các bạn phải luôn cập nhật những ứng dụng tiên tiến mới nhất, biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn để phù hợp với quá trình phát triển của công nghệ. Bên cạnh đó, các bạn nên tham gia các hình thức học tập theo phương pháp tiên tiến phù hợp với khả năng của bản thân. Để phát triển và đứng vững trong lộ trình ngành CNTT các bạn sinh viên cần phát triển thêm những kỹ năng khác như kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…
Mọi thắc mắc về ngành CNTT xin gửi về hòm thư itplus@itplus-academy.edu.vn, hoặc qua nick facebook.com/itplus-academy.edu.vn
|