- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Một lập trình viên có thể theo nghề trong bao lâu?
Có người nói tuổi nghề của một lập trình viên chỉ được 15 năm. Một số khác định nghĩa thời gian làm việc của nghề này bằng câu nói “ sau 40 tuổi, bạn nên có phương án B cho mình ”. Vậy câu trả lời thực sự là gì?
Các khóa học tại ITPlus Academy
Khóa học lập trình web với Java
Thậm chí, bạn sẽ bị đào thải khi chưa kịp có đủ 5 năm tuổi nghề.
Tốc độ phát triển và khả năng thay đổi của công nghệ lớn đến mức một người bình thường cũng có thể nhận thấy lập trình viên là nghề nghiệp thật sự khắc nghiệt. Bạn vẫn làm công việc của mình, và nhận ra những thứ thời thượng của ngày hôm qua dường như chẳng còn tồn tại chỉ sau 1 đêm.
Sau sự kiện ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, mấy ai dám tin ngành lập trình phần mềm khổng lồ lại có thể trở nên “bé nhỏ” nhanh chóng đến thế trước “người mới” mang tên công nghệ di động?! Điện toán cũng đang dần chuyển sang điện toán đám mây (cloud computing), nơi mà các cơ sở hạ tầng IT tập trung và các ứng dụng cung cấp đa người dùng thông qua kết nối mạng, thường là Internet. Và người ta coi việc mua một license cố định để cài lên máy chủ khi chạy phần mềm là thứ lạ lẫm trong thời đại này, dù trước đó nó từng được tung hô là giải pháp hàng đầu của các nhà phát triển.
Vậy nên không bao giờ có khái niệm Vững Bền khi bạn theo đuổi lĩnh vực thuộc nhóm ngành công nghệ, đặc biệt là nghề lập trình viên. Chúng ta vẫn đọc và nghe thấy những số liệu chẳng mấy khả quan, rằng hàng nghìn Cử nhân IT thất nghiệp sau khi ra trường, hoặc lập trình viên bị đào thải chỉ sau vài năm cống hiến tại doanh nghiệp. Nhưng đừng quên câu nói nổi tiếng của triết học Marx: “Mọi thứ đều có 2 mặt đối lập của nó”. Nguyên nhân bạn bị đào thải có thể bởi nền kinh tế suy thoái hoặc đến từ nhiều lý do khác. Có điều chừng nào công nghệ còn đang hiện hữu trong cuộc sống một cách mật thiết như bây giờ, lý do lớn nhất dễ đến từ chính bạn.
Tôi làm gì sai? Tôi học tốt, bằng giỏi và biết rất nhiều ngôn ngữ để code.
Đây là con đường nhanh nhất để bạn đi đến thất bại. Đến Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg,…cũng chẳng thể biết tất cả mọi ngôn ngữ lập trình. Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple ( 1997 ), Steve Jobs đã chia sẻ kinh nghiệm thú vị của ông: “Tôi thực sự tự hào về những việc mình không làm không kém gì những việc mình đã làm. Vì vậy, sáng tạo là nói không với 1.000 thứ”. Đừng lao vào học và làm tất cả mọi thứ bạn thấy, hãy chọn ra thứ khiến bạn muốn gắn bó nhất và theo đuổi nó từng giờ mỗi ngày Một lập trình viên chuyên nghiệp viết code để diễn tả giái pháp của họ cho vấn đề mà dự án đang gặp phải. Họ cần đồng cảm với người dùng, thấu hiểu cuộc sống chứ không phải biến mình thành cỗ máy viết code với tốc độ nhanh chóng nhất. Đừng quên với sự phát triển của công nghệ đào tạo hiện nay, ai cũng có thể code- vấn đề là bạn code như thế nào.
Vậy câu trả lời cho tuổi nghề của lập trình viên là gì?
Hãy chọn một con số cho thời gian bạn muốn theo đuổi công việc của mình, đó là tuổi nghề của bạn.
Đây là câu trả lời thực tế nhất. Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng học hỏi, hãy làm nghề với tâm thế tự tin nhưng không bao giờ hài lòng với những gì mình có. Các kỹ năng cũ bị lạc hậu rất nhanh, nhưng những cái mới đa phần được xây dựng dựa trên nền tảng cũ. Ngày nay, phát triển ứng dụng cho Android hay iOS hay Windows 8 mới là thức thời- vậy hãy học nó và sử dụng kinh nghiệm để có được cái nhìn tổng quan hơn về từng dự án. Đặc biệt tại những môi trường như IT Việt, kinh nghiệm là thứ “đắt giá” mà doanh nghiệp săn tìm để có được đội ngũ quản lý dự án hiệu quả.
Tại Việt Nam hiện nay, xu hướng học tập tại mô hình đào tạo CNTT theo tiêu chuẩn Quốc tế, giảng dạy dựa trên nhu cầu trực tiếp của doanh nghiệp đang là sự lựa chọn của số đông. Điều này khá dễ hiểu bởi khác với quy trình học tập theo khuynh hướng nghiên cứu thông thường, mô hình như trên là sự tổng hòa từ kiến thức chuyên môn và nhu cầu của những công ty phần mềm lớn trên Thế Giới. Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, học viên tại những mô hình này được làm quen với guồng thay đổi thường xuyên của công nghệ bằng cách cập nhật thường xuyên các xu hướng mới trong quá trình giảng dạy. Nhờ đó, việc học tập chuyên ngành lập trình trở thành quãng thời gian trải nghiệm thực sự của người học. Lúc này, những yếu tố như xác định năng lực, định hướng vị trí công việc cũng như tìm kiếm việc làm trở nên rõ ràng, thực tế hơn rất nhiều so với cách thức thông thường.
Điển hình như mô hình đào tạo của ITPlus Academy đã giúp cho hàng nghìn lập trình viên tốt nghiệp, thành nghề và vươn xa cùng nghề với nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp lớn. Tỉ lệ 100% học viên tốt nghiệp chương trình ACCP tiêu chuẩn có việc làm là minh chứng rõ nhất cho uy tín và chất lượng mà ITPlus gây dựng được.