- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Ngôn ngữ lập trình Java - Ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới
Vào tháng 5 năm nay, Ngôn ngữ lập trình Java - Ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới sẽ bước sang tuổi 20 khi mà nó đã trở thành một nền tảng thống lĩnh, có thể chạy trên tất cả các hệ điều hành nhờ hỗ trợ của cơ chế ảo hóa Java (Java Virtual Machine) bất chấp sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ lập trình mới nổi sau này và những vấn đề gặp phải trong bảo mật.
Các khóa học tại ITPlus Academy
Khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
Khóa thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
Cách đây 20 năm, vào ngày 23-5-1995, tại diễn đàn SunWorld, ông John Gage - giám đốc khoa học của hãng Sun Microsystems và ông Marc Andreessen - đồng sáng lập và là phó giám đốc điều hành hãng Netscape, đã bước ra sân khấu và tuyên bố công nghệ Java đã có phiên bản chính thức và được tích hợp trong trình duyệt web Netscape Navigator, một trình duyệt được dùng phổ biến nhất vào thời điểm đó.
Phiên bản Java đầu tiên là kết quả làm việc năm năm của một nhóm các chuyên gia công nghệ thông tin thuộc hãng Sun Microsystems. Nhóm chuyên gia công nghệ thông tin này có tên là nhóm Xanh (Green team) và ngôn ngữ phần mềm họ xây dựng ban đầu có tên là cây sồi (Oak). Tuy nhiên, đến năm 1995, ngôn ngữ lập trình Oak bị đổi thành Java do Oak đã bị hãng Oak Technologies đăng ký làm nhãn hiệu trước đó.
Do sử dụng cơ chế ảo hóa Java JVM nên các chương trình được viết bằng ngôn ngữ Java có thể chạy trên tất cả các thiết bị mà không phụ thuộc vào phần cứng hay hệ điều hành. Hơn nữa, vào thời điểm đó thì hệ điều hành của Microsoft đang thống lĩnh và sự độc quyền này dường như đang ghìm lại sự phát triển sáng tạo của công nghệ thông tin.
Java ngày nay
Ngày nay, Java là một ngôn ngữ được sử dụng trong khoảng 97% máy tính để bàn và có khoảng 1 tỷ bản Java tải về mỗi năm. Hơn nữa, học lập trình web Java vẫn được xem là một kỹ năng mà các lập trình viên cần có với khoảng chín triệu nhà lập trình hỗ trợ trên toàn thế giới. Ngôn ngữ lập trình Java vẫn luôn là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất theo đánh giá chỉ số của các hãng như Tiobe, PyPL và RedMonk.
Theo Arun Gupta, một người tham gia phát triển Java ở hãng Sun từ những năm 1999, cho biết “Java là ngôn ngữ lập trình duy nhất bên cạnh ngôn ngữ lập trình C và C++ đã sống sót qua từng đó thời gian cho dù có những lúc thăng trầm.”.
Ngày nay, Java đặt dưới sự quản lý của Oracle do Oracle đã mua lại Sun vào tháng 1-2010. Tuy nhiên, trước đó bốn năm (2006) thì Java đã trở thành phần mềm mã nguồn mở nên nhiều hãng phần mềm đã không đồng tính với cách làm của Sun. Họ muốn Java phải do hiệp hội phần mềm mở Apache quản lý.
Năm này qua năm khác, Java vẫn đứng vững trước sự phát triển của các ngôn ngữ lập trình khác như JavaScript hay PHP, Ruby và thậm chí còn có một số ngôn ngữ lập trình khác đã chạy được trên cơ chế ảo Java JVM như Groovy và Scala. Trong thực tế thì cơ chế ảo Java đã là chìa khóa cho sự đứng vững của Java.
Hơn nữa, Java không đứng yên mà còn phát triển với một phiên bản Java mới là Java 8 đã được phát hành năm ngoái và phiên bản Java 9 dự kiến được phát hành vào năm 2016.
Thăng trầm của Java
Trong quá trình phát triển của mình, Java đã có những bước đi đầy thăng trầm. Trong những năm gần đây, rất nhiều lỗi bảo mật Java được phát hiện đã khiến nhiều người đã kêu gọi cần ngăn chặn Java và cho rằng ngôn ngữ lập trình Java đã trở nên lạc hậu và là bạn tốt của hacker.
Đáp lại, Oracle đã nỗ lực hơn trong kiểm soát bảo mật và tin rằng Java đã ổn hơn trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích thú với sự quản lý của Oracle đối với Java trong năm năm vừa qua, như việc Oracle hỗ trợ kém với Java hay chất lượng chương trình cài đặt Java có chất lượng thấp. James Gosling, người được xem là cha đẻ của Java, đã rời Oracle không lâu sau khi Sun bị mua.
Bên cạnh đó, sự sao nhãng của Apple trong sự thành công vang dội của thiết bị iOS cũng làm cho Java phát triển chậm lại và các nhà lập trình Java đã nắm bắt cơ hội này. Họ đã sử dụng kỹ năng lập trình Java của mình để phát triển các ứng dụng cho iPad và iPhone.
Rất dễ nhìn thấy sự chậm chân của Java đối với phát triển ứng dụng trên thiết bị di động cho dù Android đã muốn thúc đẩy phát triển Java nhiều năm nay để phát triển các thiết bị nhúng.
Theo ông Gupta thì Java đã đánh mất cơ hội trong cuộc cách mạng di động và thị trường hiện đang được thống lĩnh vởi iOS/Swift và Android/Dalvik. Java có thể làm cho nó hoạt động trên những thiết bị này nhưng diễn ra ở quy mô lớn là rất khó trừ khi các nhà sản xuất thiết bị nhúng thẳng Java vào trong thiết bị.
Nhưng thách thức lớn nhất của Java trong nhiều năm tới lại là sự phát triển JavaScript.
Cha đẻ của JavaScript là Brendan Eich gần đây đã cho rằng JavaScript có thể làm những gì mà Java sẽ làm như cơ chế ảo hóa, nhúng khắp mọi nơi và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
JavaScript thậm chí còn xâm phạm lãnh thổ chính của Java là chạy trên máy chủ với sự phát triển của Node.js. PayPal và Netflix là một trong những hãng lớn đã ứng dụng Node.js tương đương Java.
Nhưng ai sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của Java
Cho dù có những lúc thăng trầm thì Java vẫn là trung tâm của điện toán máy tính. Theo ông Hammond, nhà phân tích của hãng Forrester thì Java vẫn là phần lõi của hạ tầng trong năm cho đến mười năm tới và trong các hệ thống để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Nhưng nơi mà Java có thể phải chứng minh thách thức trong những năm tới là sự phát triển của dịch vụ micro và kiến trúc rất lớn.
Theo các chuyên gia thì Java đang đi đúng hướng với sự ra mắt của phiên bản Java 9 vào năm 2016. Theo ông Milinkovich, người sáng lập Hiệp hội Eclipse, thì Java còn tiếp tục phát triển và có thể sống thọ đến 50 tuổi.
Ông Milinkovich nhấn mạnh rằng Java đang mắc nợ đối với cộng đồng mã nguồn mở. Các chuyên gia khác cũng đồng tình với ý kiến này và cho rằng Java đã được sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi cộng đồng chung quanh.
Và do đó, có thể chìa khóa để Java tiếp tục được sử dụng và phát triển rất lâu về sau này chính là “sự làm việc của chính cộng đồng những người lập trình Java”.
Nguồn: Sưu tầm