Tôi nên học ngôn ngữ nào khi mới bắt đầu lập trình?

25-02-2015 11:59

Lập trình là một công việc cực kì trí tuệ và thú vị, song với số lượng ngôn ngữ lập trình quá nhiều như hiện nay, đâu là ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho người mới bắt đầu? Hãy cùng ITPLus Academy đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hết sức phổ biến này.

Một số bài viết liên quan:

Các khóa học tại ITPlus Academy

Khóa học lập trình ứng dụng IOS

Khóa học đào tạo doanh nghiệp xử lý ảnh trong Photoshop

Khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

Khóa học ILLUSTRATOR

 

 
Thực tế, câu hỏi "Tôi nên học ngôn ngữ nào khi mới bắt đầu lập trình?" là một câu hỏi gây tranh cãi, ngay cả với những kỹ sư, giảng viên kì cựu nhất. Nếu bạn hỏi 10 lập trình viên "Đâu là ngôn ngữ tốt nhất cho ′lính mới′?", bạn hoàn toàn có thể nhận được 10 câu trả lời khác nhau.
 
Để tìm ra ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất, bạn không chỉ cần đánh giá mức độ dễ học của mỗi ngôn ngữ, mà còn cần xem xét xem bạn sẽ lập trình trong các dự án như thế nào, yếu tố bạn ưa thích nhất ở lập trình là gì và liệu xem lập trình có trở thành nghề kiếm sống của bạn hay không.
 
 
Vì sao bạn muốn học lập trình?
 
Tùy vào lý do bạn muốn học lập trình, rất có thể câu trả lời đã được xác định sẵn cho bạn. Nếu bạn muốn thiết kế website hoặc ứng dụng nền web, bạn cần học HTML, CSS, Javascript để tạo ra các trang web hoàn chỉnh, và có lẽ là PHP để tạo ra hệ thống nền web hoàn chỉnh. Nếu bạn chủ yếu muốn phát triển ứng dụng di động hãy học Objective-C để lập trình cho iOS và học Java để lập trình cho Android.
 
Nếu bạn xác định rằng mình sẽ lập trình phục vụ cho nhiều mục đích, nhiều dự án, hoặc muốn thử nghiệm nhiều ngôn ngữ/công nghệ khác nhau, bạn cần phải học các khái niệm căn bản về lập trình một cách căn bản, và bắt đầu "học cách suy nghĩ như một lập trình viên đích thực". Bằng cách tiếp cận này, bất kể là bạn bắt đầu học bằng ngôn ngữ nào đầu tiên, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các ngôn ngữ mới trong tương lai.
 
Các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất
 
Phần lớn các ngôn ngữ lập trình "chính thống" (được nhiều người sử dụng) như C, Java, C#, Perl, Ruby và Python đều có thể thực hiện các tác vụ giống nhau (hoặc gần giống nhau). Ví dụ Java là một ngôn ngữ lập trình hoạt động đa nền tảng (không phụ thuộc vào hệ điều hành, bất kể là Windows, Linux hay Mac), song các ứng dụng Python cũng có thể chạy trên Windows và Linux gần như tương đồng nhau. Bạn có thể dùng Java để viết các ứng dụng nền web lớn và Ruby cũng có khả năng này.
 
 
Sau đây là tổng quan về một số ngôn ngữ phổ biến nhất:
 
C: Viết ra các đoạn mã nguồn có hiệu năng cao
 
Có thể nói rằng C là ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất. Việc các lập trình viên cần biết sử dụng C giống như là các bác sĩ cần phải biết cấu tạo cơ thể con người vậy. C là một ngôn ngữ có bậc khá thấp (cách xa ngôn ngữ người, và gần với ngôn ngữ máy), do đó bạn sẽ học các nguyên tắc căn bản về cách tương tác với phần cứng. Bạn cũng sẽ học cách debug (theo dõi chương trình để phát hiện, sửa lỗi), quản lý bộ nhớ, và học cả cách hoạt động của phần cứng máy vi tính. Với các ngôn ngữ bậc cao hơn (như Java), bạn sẽ không có cơ hội học những kiến thức này, và bởi vậy học C là một cách chuẩn bị rất tốt để bước lên các ngôn ngữ khác. C được coi là "ông tổ" của các ngôn ngữ lập trình bậc cao như Java, JavaScript và C#.
 
Tuy vậy, do C là một ngôn ngữ khá "bài bản", việc học lập trình với C sẽ khó khăn hơn các ngôn ngữ khác. Nếu bạn không cần viết các chương trình tương tác quá sâu với phần cứng (ví dụ như truy cập vào driver của thiết bị, hoặc viết các phần mở rộng cho hệ điều hành…), học C sẽ gây lãng phí thời gian – có thể là vô ích. Nói tóm lại, trong khi học C sẽ giúp bạn viết các chương trình tương tác sâu với hệ thống, bạn sẽ phải tốn rất, rất nhiều thời gian học trước khi có thể tạo ra một sản phẩm có ý nghĩa.
 
Java: Lựa chọn hợp lý, phù hợp với thực tiễn
 
Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ 2 trên thế giới. Java áp dụng gần như triệt để các nguyên tắc Lập trình Hướng đối tượng (OOP) – một mô hình được thực hiện trên hầu hết các ngôn ngữ hiện đại như C++, Perl, Python và PHP. Khi đã học Java, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được các ngôn ngữ OOP khác.
 
Java có thế mạnh là được sử dụng rất nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm được câu trả lời cho các bài toán căn bản trên Java, cộng đồng sử dụng Java cũng rất lớn (và do vậy khả năng được trợ giúp của bạn cũng sẽ lớn hơn), và ngôn ngữ Java được sử dụng cho rất nhiều mục đích (viết ứng dụng nền web, nền Windows, nền Android hoặc gần như là bất cứ hệ điều hành nào khác), do đó lựa chọn học Java là một lựa chọn khá khôn ngoan. Trong khi bạn không thể "chọc" sâu xuống hệ thống như C, Java vẫn cho phép bạn sử dụng các phần quan trọng như hệ thống tập tin, đồ họa, âm thanh, mạng… trên các hệ điều hành khác nhau.
 
 
Dù được đặt tên theo Java (vì lý do thương mại), JavaScript rất khác biệt so với Java. JavaScript có thể được coi là ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ nhiều nhất, do tất cả các trình duyệt web đều hỗ trợ JavaScript. JavaScript được coi là 1 trong 3 thành phần căn bản của web: HTML chứa nội dung, CSS chứa giao diện và JavaScript đảm nhiệm vai trò tương tác động. JavaScript có cú pháp khá dễ sử dụng, bạn mất ít thời gian để viết và có thể dễ dàng đánh giá thành quả của mình khi lập trình JavaScript, và bạn cũng không cần tới quá nhiều công cụ pháp triển như các ngôn ngữ khác. Nói tóm lại, nếu bạn muốn tạo ra các trang web hấp dẫn, JavaScript là lựa chọn bắt buộc.
 
 
Lựa chọn đường đi cho mình
 
Nếu bạn muốn lựa chọn lập trình làm nghề nghiệp, hãy cân nhắc những lời khuyên sau đây từ Dev/Code/Hack:
 
- Lập trình Back-end/Server-side: Python, Ruby, PHP, Java hoặc .NET. Bạn cần phải có kiến thức về cơ sở dữ liệu và nên có kiến thức quản trị hệ thống.
 
- Lập trình Front-end/Client-side: HTML, CSS và Javascript. Bạn nên có khả năng thiết kế tốt.
 
[*] Thế nào là Front-end và Back-end? Ví dụ, khi bạn đọc bài trên VnReview, phần trang web được hiển thị trên trình duyệt của bạn được coi là front-end. Các xử lý mang tính hệ thống mà người dùng cuối không biết tới (ví dụ, lấy nội dung trang web từ cơ sở dữ liệu) sẽ được xử lý trong phần "back-end" của máy chủ.
 
- Lập trình di động: Objective-C cho iOS và Java cho Android. Bạn nên có kiến thức HTML/CSS để lập trình web cho thiết bị di động. Bạn cũng nên có kiến thức server-side.
 
- Lập trình 3D/lập trình game: C/C++, OpenGL. Bạn nên có thẩm mỹ tốt và tư duy sáng tạo.
 
- Lập trình cho các hệ thống đòi hỏi hiệu năng cao: C/C++ hoặc Java. Bạn nên có kỹ năng toán học và kỹ năng phân tích lượng tốt.
 
Nói tóm lại, học "code" là một con đường có rất nhiều xuất phát điểm. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết mình cần gì: cần giải quyết vấn đề gì hoặc xây dựng ra các ứng dụng dạng nào. Blog Programming is terrible đưa ra kết luận:
 
"Ngôn ngữ đầu tiên mà bạn học được là ngôn ngữ khó nhất mà bạn sẽ học. Lựa chọn đường đi nhỏ bé hơn và dễ dàng hơn biến trải nghiệm này thành một chuyến phiêu lưu, hơn là một thử thách. Xuất phát điểm không quan trọng, miễn là bạn tiếp tục đi – tiếp tục viết code, tiếp tục đọc code. Cũng đừng quên test chúng. Một khi bạn đã lựa chọn được một ngôn ngữ thực sự giúp bạn vừa lòng, việc học các ngôn ngữ mới sẽ ít khó khăn hơn, và bạn sẽ tiếp tục thu về các kỹ năng mới".
 
Nguồn: Sưu tầm
 

Bài viết cùng chủ đề