DATA ANALYST LÀ GÌ? TÌM HIỂU CHUNG VỀ DATA ANALYST

11-11-2022 16:28

Trong kinh doanh, việc phân tích dữ liệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Để thực hiện tốt được công việc, hãy cùng Viện Công nghệ thông tin ITPlus tìm hiểu về Data Analyst nha!

1. Data Analyst là gì?

Data Analyst là Chuyên viên phân tích dữ liệu. Người làm công việc này sẽ là người thu thập, xử lý, phân tích và chọn lọc thông tin nhằm đưa ra những đánh giá và báo cáo cho những vấn đề cụ thể của doanh nghiệp.

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, doanh nghiệp lại cần cần hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và cả thị trường tiêu thụ. Đây là cơ hội mà cũng chính là thách thức đối với các chuyên viên trong việc chắt tọc những thông tin chính xác, có giá trị và phù hợp cho sự phát triển ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Bởi vậy các doanh nghiệp hiện nay vẫn rất chú trọng trong việc tuyển dụng đội ngũ Data Analyst chất lượng, có kinh nghiệm dày dặn trong việc xử lý dữ liệu với độ nhạy bén cao nhất là trong các ngành nghề như phát triển phần mềm chuyên dụng, ngân hàng và phát triển mạng xã hội, tư vấn tài chính, y dược, hóa học, chứng khoán, bảo hiểm, start up về công nghệ, các ngành sản xuất, lắp ráp, viễn thông, điều chế hóa mỹ phẩm,... hay cả ở những trường đại học, cao đẳng cùng các học viên và viện nghiên cứu.

2. Công việc chính của Data Analyst

Nắm vững những đầu công việc chính của chuyên viên phân tích dữ liệu sẽ là nền tảng giúp Data Analyst có định hướng phát triển tốt nhất trong tương lai

2.1. Thu thập dữ liệu

Đây là công việc chính của mỗi Data Analyst. Họ cần thu thập những dữ liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trên mọi nền tảng hiện nay. Đây có thể là dữ liệu về các cuộc khảo sát ý kiến khách hàng hoặc là dữ liệu thu thập được qua các trang mạng xã hội. Nguồn dữ liệu thu được này khá đa dạng cả về dạng chữ và dạng số, tùy theo yêu cầu của từng dự án mà bạn tham gia.

2.2. Xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được dữ liệu, trước khi phân tích bạn cần phải xử lý dữ liệu để loại bỏ những dữ liệu rác, không phục vụ được cho dự án để có một bộ dữ liệu đúng chuẩn. Từ phần dữ liệu đã xử lý này, bạn sẽ tiến hành phân tích dữ liệu qua những công cụ thống kê điển hình như SPSS, SQL, STATA. Từ đó sẽ đưa ra những kết quả thống kế với từng câu hỏi.

2.3. Thiết kế báo cáo

Để có một bản báo cáo hoàn thiện, chìn chu nhất gửi lại doanh nghiệp, các Data Analyst cũng cần có kỹ năng thiết kế báo cáo thông qua việc dùng tư duy với những kỹ năng visualize nhằm giúp chuyển đổi từ con số sang dạng biểu đồ và hình ảnh trực quan. Từ đó những con số này sẽ là minh chứng cụ thể nhất để bạn báo cáo cho cấp trên của mình.

2.4. Tư vấn cho doanh nghiệp

Sau khi hoàn thiện bản báo cáo của mình, Data Analyst còn có thêm nhiệm vụ đó là báo cáo lại cho doanh nghiệp. Qua đó giúp ban lãnh đạo nhìn ra được những vấn đề đang diễn ra cũng như định hướng, gợi ý giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.

2.5. Thực hiện các công việc được phân công

Data Analyst cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng chuẩn bị chỉnh sửa hoặc bổ sung bản cáo nếu như ban lãnh đạo nhận thấy báo cáo chưa đủ thông tin hay chưa đạt tiêu chuẩn.

3. Làm cách nào để trở thành một Data Analyst giỏi?

Để trở thành một Data Analyst giỏi, bạn cần là một người có tinh thần tự học cao. Dưới đây là những môn học mà bạn cần thành thạo nếu như muốn trở thành một Data Analyst giỏi:

3.1. Kỹ năng thống kê áp dụng

Công việc chính của Data Analyst chủ yếu xoanh quanh những con số, từ việc thu thập và phân tích số liệu. Bởi vậy kỹ năng thống kê sẽ là một phần không thể thiếu để nâng cao hiệu quả về công việc cũng như hỗ trợ cho việc xử lý thông tin.

3.2. Các ngôn ngữ lập trình như Python, R, Matlab

Đây là những vấn đề chuyên môn nâng cao hỗ trợ cho các Data Analyst trong quy trình khoa học dữ liệu. Những ngôn ngữ này như một thư viện lớn của bên thứ ba nhằm cho phép và cung cấp đầy đủ chưc năng cho việc phân tích dữ liệu.

3.3. Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL

SQL là một công cụ tập hợp các lệnh để tương tác với cơ sở dữ liệu. Các Data Analyst có thể dùng ngôn ngữ lập trình này để lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong cơ sở dữ liệu có liên quan một cách dễ dàng. Hiện nay, SQL được đánh giá là một ngôn ngữ chuẩn, đang được sử dụng ở hầu hết những cơ sở dữ liệu quan hệ.

Bên cạnh đó, Data Analyst không thể bỏ qua những kiến thức chuyên môn dưới đây phục vụ tốt cho công việc bao gồm:

  • Tìm hiểu các công cụ thống kê như Minitab, Microsoft Excel
  • Hệ thống phân tích thống kê SAS
  • Khai phá dữ liệu (Data Mining)
  • Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)
  • Xác suất (Probability)

Mong rằng những chia sẻ trên đây của Viện CNTT ITPlus có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất và có một kế hoạch định hướng tương lai rõ ràng nha. Chúng mình chúc các bạn thành công!

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề