- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Thẻ iframe tỏ ra là một công cụ vô cùng hiệu quả trong môi trường có rất nhiều các website liên kết với nhau về nội dung như hiện nay. Điển hình như nhúng audio hay video của Youtube vào website của mình. Nhưng hiệu chúng ta có nên lạm dụng nó không? Cùng ITPlus Academy tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Thẻ Iframe là gì?
iFrame là một khung nội tuyến ( inline frame) được sử dụng trong một trang web để tải tài liệu HTML khác bên trong nó. Tài liệu HTML này cũng có thể chứa JavaScript và / hoặc CSS được nạp vào thời điểm khi thẻ iframe được phân tách bởi trình duyệt của người dùng. Nhiều trang web bên thứ ba khác có thể cung cấp cho những người dùng với một mã nhúng iframe để chèn các yếu tố nhất định trên trang web của họ. Các nhà cung cấp dịch vụ phân tích web phổ biến, các trang web truyền thông xã hội, và các trang web chia sẻ video cung cấp người dùng nhúng mã trong định dạng iframe.
Hiểm họa khôn lường khi nhúng iFrame
Nếu bạn từng nhúng nhiều thành phần của các trang web khác nhau vào website của mình để tạo ra các multiple view (các cửa sổ độc lập) thì bạn cũng nên công nhận iframe làm điều này rất tốt. Chúng ta chỉ cần mở một tab (cửa sổ trình duyệt) và gõ một địa chỉ duy nhất nhưng lại có thể đọc nội dung của rất nhiều địa chỉ khác. Nhưng hiểm họa lại nằm ở đó, vì sao ư?
Vì bạn không kiểm soát được nội dung trên trang web mà bạn đã nhúng vào website của mình. Nó có thể chứa các đoạn mã độc hại làm thay đổi nội dung trên trang web của bạn. Lấy thông tin người dùng, chuyển hướng trang hoặc thậm chí là sử dụng trang web của bạn vào mục đích xấu nào đó. Hậu quả là nội dung trang bị sai lệch hay thậm chí nguy hiểm hơn, là mất uy tín của website, mất đi khách hàng trung thành và sập website là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ảnh hưởng xấu tới SEO
Nhúng iFrame vô tội vạ có thể tổn hại đến SEO (Search Engine Optimiztion – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Vì các liên kết cũng như các nội dung bạn nhúng vào nó là của các trang web khác. Nó không phải là của bạn nên các các Google Search Bots sẽ liên kết đến đó thay vì liên kết đến trang web của bạn. Và điều mà bạn mong muốn bỗng vụt tắt.
Nên dùng thẻ iFrame khi nào?
Hãy chỉ sử dụng thẻ iFrame trong trường hợp bạn không còn lựa chọn nào khác. Ví dụ nếu bạn muốn hiển thị một đoạn video từ website nào đó mà mình không chắc chắn. Lúc này bạn sẽ tải video đó lên một nơi để lưu trữ và dùng thẻ video để hiển thị. Nhưng bạn sẽ phải chuyển nó sang nhiều định dạng để hỗ trợ tốt trên mọi trình duyệt. Vậy nếu là video trên Youtube thì sao? Tất nhiên là ta nên dùng luôn cơ chế nhúng của Youtube. Vì sao ư? Vì nó an toàn. Hãy luôn kiểm tra nguồn của mã iFrame bạn đang định nhúng, chỉ sử dụng nó đối với những nguồn uy tín và có chất lượng cao.
Ngoài ra, hãy tránh lạm dụng quá nhiều iFrame trong website, bởi hình ảnh và chất lượng của website sẽ không còn mang bản sắc của bạn trong đó nữa. Hãy cố gắng xây dựng nội dung bằng các phương tiện bạn có thể tự sản xuất. Thông thường, một trang chỉ nên chứa 20-30% nội dung từ thẻ iFrame mà thôi.
Hiện nay có rất nhiều khóa học lập trình dành cho người mới bắt đầu với chi phí rất rẻ nhưng mang lại hiệu quả tốt. Tham khảo một số khóa học:
Ban Truyền thông ITPlus Academy