HỌC MARKETING RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

14-08-2019 09:56

Bạn đã nghe nói về Marketing và đang thắc mắc không biết Marketing là gì? Và hơn thế nữa, không biết ngành Marketing phải làm những gì? Bài viết dưới đây ITPLus Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Marketing để bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn khi đi theo con đường này

1. Marketing là gì?

Kết quả hình ảnh cho marketing

Rất khó để có một định nghĩa chính xác về ngành học này, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản, Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng cũng vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh.
Giáo sư người Mỹ Philip Kotler - "Cha đẻ" của nền Marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa được xem là chính xác nhất hiện nay về Marketing, như sau: "Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra".

Nhiệm vụ của Marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng.

2. Các loại hình marketing

  • SEO:
    SEO hay Search Engine Optimization là quá trình tối ưu hóa nội dung trên một website để bài viết xuất hiện trên kết quả của công cụ tìm kiếm. Rất nhiều marketer ngày nay sử dụng SEO để thu hút những khách hàng quan tâm đến một ngành nghề cụ thể thông qua việc nghiên cứu thông tin trên Google.
  • Blog marketing:
    Ngày nay blog không còn dành riêng cho các cá nhân. Nhiều doanh nghiệp đăng tải những bài viết trên blog về lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại của mình và nuôi dưỡng sự quan tâm của những khách hàng tiềm năng đang mong muốn tìm kiếm thông tin.
  • Social media marketing:
    Bạn hoàn toàn được tự do sử dụng Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và các mạng xã hội tương tự để tạo ấn tượng đến khách hàng của mình.
  • Print marketing:
    Có rất nhiều đối tượng khách hàng là những người thường xuyên đăng ký để mua báo và tạp chí in ấn. Bạn hoàn toàn có thể tài trợ cho các bài báo để đăng những hình ảnh và nội dung liên quan đến những chủ đề mà khách hàng của mình quan tâm.
  • Search engine marketing (SEM)
    Loại hình marketing này hơi khác so với SEO. Bạn thường trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để đặt liên kết của mình trên các website mà các công cụ tìm kiếm index với mục đích tăng sự hiện diện của doanh nghiệp bạn đến khách hàng. Loại hình này được gọi là pay-per-click (PPC).
  • Video marketing:
    Cải tiến hơn so với các loại hình marketing trước đây, ngày nay nhiều người tham gia đầu tư vào việc thiết kế và publish những video mang tính giải trí nhưng vẫn chứa đựng những giá trị để giúp thu hút thêm các khách hàng tiềm năng.

3. Các lĩnh vực Marketing

Kết quả hình ảnh cho marketing

Marketing ngày nay là một trong những nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Với chuyên môn về Marketing, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận. Công việc Marketing gắn liền với bộ phận sau:

  • Nghiên cứu - khảo sát thi trường: Nghiên cứu, thu thập thông tin thừ thị trường như nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, phản ứng… của khách hàng, các thuận lợi, khó khăn của 1 thị trường mới… và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. 
  • PR (Public Relations): Quan hệ công chúng: có nhiệm vụ thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với công chúng – khách hàng. Người là PR phải luôn theo dõi phản ứng của công chúng đối với sản phẩm của mình và luôn phải bảo vệ quyền lợi của công chúng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Một khi quyền lời và nhu cầu của công chúng được đáp ứng thì lợi nhuận mới về doanh nghiệp của họ được.
  • Quảng cáo (Advetising): Đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp phổ biến ra các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, radio, báo, internet, banner, biển quảng cáo… 
  • Copywiter: Chuyên viết và dịch lời quảng cáo, các câu slogun, các kịch bản quảng cáo… Đây là những người “thợ đúc” chữ bởi lẽ người ta mệnh danh những copywiter là những người nghệ sĩ bán hàng. Đây là sự kết hợp giữ nghệ thuật ngôn từ và kinh doanh.
  • Promotion: khuếch trương, xúc tiến rầm rộ cho sản phẩm thông qua việc tổ chức các sự kiện như khuyến mãi, tặng sản phẩm dùng thử…
  • Sales (Bán lẻ): Tìm kiếm khách hàng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đến tay khách hàng. Đây là bộ phận trực tiếp kiếm tiền về cho doanh nghiệp. Người quản lý sales là người thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

4. Tại sao các doanh nghiệp lại cần Marketing?

Kết quả hình ảnh cho marketing

  • Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng
  • Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn
  • Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng
  • Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi
  • Marketing giúp bán hàng
  • Marketing giúp doanh nghiệp phát triển

Chắc hẳn không có một ngành nghề nào là dễ dàng để thành công nếu bạn không chịu khó học hỏi và làm việc. ITPlus Academy chúc các bạn thành công trên con đường mà mình lựa chọn.

Ngoài ra tại ITPlus còn có các khóa học về thiết kế đồ họa, lập trình, quay dựng video cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này:

Và còn nhiều khóa học khác tại đây

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề