- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Để giảm bớt gánh nặng về chi phí trang trải cuộc sống nơi xứ người, đồng thời có thể hiểu hơn về cuộc sống ở nơi đây, rất nhiều du học sinh tại Nhật Bản đang làm thêm nhiều công việc khác nhau. Vừa học, vừa làm là một thử thách nhưng đồng thời cũng mở ra rất nhiều cơ hội không ngờ.
Giống như các bạn bè trong nước, đa phần các du học sinh ở nước ngoài đều rất tích cực tìm cho mình một công việc trong thời gian rảnh rỗi. Với họ làm thêm không chỉ để có thêm thu nhập, trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ nơi xứ người mà còn là một cách để thử thách bản thân và hiểu hơn về đất nước mình đang sống.
Trải nghiệm cuộc sống du học sinh tại Nhật Bản
Du học Nhật Bản cùng ITPlus Academy
Chia sẻ từ một nhóm bạn với nhiều hoài bão tại đất nước mặt trời mọc
Ở Nhật, nhất là tại các thành phố lớn như Tokyo, Kobe, Osaka,…việc tìm được công việc phù hợp là tương đối dễ dàng. Một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Osaka University đã chia sẻ: “Có rất nhiều việc làm thêm cho sinh viên, phàn lớn là các công việc yêu cầu nói được tiếng Nhật ở mức cơ bản. Ví dụ như nhân viên siêu thị, cửa hàng, dịch vụ giặt là…Một số bạn có thể làm bán thời gian cho các công ty khác. Lương làm thêm sẽ được tính theo giờ, các công việc lao động chân tay có thù lao khoảng 700 – 1200 ¥/giờ (khoảng 180.000 – 320.000 đồng mỗi giờ)”.
Nếu làm đủ 28 tiếng/tuần thì mỗi tháng các bạn du học sinh có thể có đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Đó là những công việc đơn giản. Còn như Linh Chi, 23 tuổi, đang theo học trường kinh tế, Osaka University tiết lộ, nhờ vốn tiếng Nhật trình độ N1 cùng các mối quan hệ quen biết, bạn đã nhận được công việc phiên dịch trong các cuộc đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam với mức thù lao lên tới 3.000¥/giờ.
Không chỉ vậy, nhờ việc tạo được uy tín với các doanh nghiệp Nhật trong quá trình đi dịch, Chi đã được tuyển dụng phụ trách thị trường Việt Nam của một công ty chuyên về các sản phẩm trong phòng tắm và nhà bếp và thường về quê nhà để tìm kiếm nhà cung cấp.
Khác với một số nước khác, do thiếu nguồn lao động nên Nhật Bản khá “thoáng” với việc đi làm thêm của du học sinh. Theo quy định chung thì lưu học sinh chỉ được đi làm thêm không quá 28 tiếng/tuần và phải có giấy phép tư cách đi làm thêm do cơ quan quản lý nhập cảnh cấp. Ngoài ra, cũng cần cam kết không để ảnh hưởng tới kết quả học tập. Tuy nhiên, “họ cũng không kiểm tra gắt lắm đâu, Chi bật mí.
Tuy vậy, để có được một công việc ít nặng nhọc, đỡ vất vả hơn, phù hợp với mình thì cũng cần có những “mẹo” nhỏ. Thùy Linh – đang du học tự túc tại Osaka chia sẻ: “Lời khuyên tốt nhất khi xin đi làm thêm đó là nhờ những người đi trước giới thiệu. Người Nhật rất giữ chữ tín và họ có văn hóa “người bảo lãnh”. Một khi họ đã tin tưởng ai thì họ cũng sẽ tin tưởng người mà người đó giới thiệu”.
Một vài kinh nghiệm hay nữa mà Linh đúc rút được đó là “thời gian đầu khi với đi xin việc làm thêm, bạn phải thật chịu khó làm việc vào ngày cuối tuần và những ngày nghỉ khác của họ. Thường vào những ngày đó, người Nhật sẽ nghỉ rất nhiều nên cơ hội được nhận vào làm của bạn sẽ cao hơn. Khi đã quen việc và giành được sự tin tưởng của họ, bạn sẽ dễ dàng đổi lịch làm việc hơn”.
Một điều cực kỳ quan trọng mà các bạn du học sinh rất cần lưu tâm mà cả Linh và Chi đều nhấn mạnh đó là phải thông thạo tiếng Nhật và tích cực giao tiếp với người bản xứ. Một số bạn mới sang học, nhất là các bạn nam, thưởng chỉ giao lưu với các bạn đồng hương mà quên mất rằng việc tìm hiểu và hòa đồng với người địa phương là rất quan trọng. Trong giao tiếp, người Nhật thường nói nhanh và ở thể rút gọn nên nhiều bạn dù học tiếng Nhật khá lâu ở trường vẫn cảm thấy bị hẫng. Nếu không tích cực giao tiếp thì vốn ngoại ngữ sẽ rất lâu tiến bộ và còn là rào cản khi đi làm thêm.
Ban Truyền thông ITPlus Academy