Những kỹ năng quan trọng một Tester cần có

18-10-2020 14:51

Hiện nay vai trò của Tester là rất quan trọng do sự kỳ vọng của khách hàng và tình trạng gặp sự cố bất ngờ của các công nghệ mới ngày càng tăng. Vậy nên rất nhanh nó đã trở thành một nghề cực hot, nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Vậy bạn cần những kỹ năng gì để trở thành 1 Tester tài giỏi? Hãy cùng ITPlus tìm hiểu ngay bây giờ:

Kỹ năng chuyên môn

1. Kỹ năng phân tích

Muốn trở thành một Tester giỏi, bạn cần có 1 kỹ năng phân tích nhanh nhạy và chính xác, rèn luyện được khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều hướng. Để có góc nhìn đó, bạn cần phải phân tích yêu cầu khách hàng đưa, phân tích trong từng function nhỏ mà bạn đang test, tìm ra được những điểm mấu chốt, quan trọng, dự đoán được những vùng có thể xảy ra bug nhiều và phải kết hợp phân tích trong các function liền kề function mà bạn đang test. Kiểm thử phần mềm cho bạn cơ hội sử dụng khả năng sáng tạo, phân tích để tìm ra những thứ mà người khác không thấy được. Bạn sẽ cảm thấy thú vị với thách thức đó. Bạn phải nghĩ khác những việc và các tình huống mà người khác nghĩ vì nếu các bug dễ nhìn thấy thì nó đã không tồn tại.

2. Kiến thức về máy tính

Cũng giống như bất kỳ ngành nào khác trong lĩnh vực phần mềm, nghề Tester cũng đòi hỏi bạn phải có một nền tảng căn bản về máy tính tốt. Kiến thức căn bản này bạn có thể học được trong chương trình đại học, cao đẳng. Kiến thức căn bản về máy tính sẽ rất hữu ích cho việc học test và đi làm sau này, nếu bạn tập trung vào những kiến thức này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cơ hội việc làm sau này sẽ càng rộng mở hơn.

3. Kiến thức về lập trình

Các tester bắt buộc phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên bắt buộc mà một tester cần phải trau dồi cho bản thân. Họ cũng được ví như bác sĩ, nếu không nắm được những kiến thức chuyên môn thì chắc chắn sẽ không thể chẩn đoán chính xác được bệnh.

4. Kiến thức về Test

Ngoài kiến thức về lập trình, kiến thức về máy tính thì kiến thức tổng quan về test cũng bắt buộc với nghề Tester. Những kiến thức về test bao gồm việc hiểu các định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ, quy trình phát triển phần mềm, quy trình test, vòng đời của kiểm thử… Những kiến thức này sẽ là nền tảng vững chắc giúp Tester áp dụng vào công việc thực tiễn một cách dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng mềm

1. Chi tiết, cần thận, tỉ mỉ

Để test hiệu quả, nâng cao chất lượng của sản phẩm đến mức tối ưu thì một người tester phải rèn luyện cho mình khả năng cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và chi tiết. Chúng ta sẽ không thể bỏ qua từng cái dấu chấm hay dấu phẩy, icon có bị méo xệch hay hàng vàn, hàng tỉ thứ nhỏ nhặt khác. Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của dự án. Do đó, tester bắt buộc phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén. Nếu đã qua khâu kiểm tra mà sản phẩm vẫn bị lỗi, tester phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

2. Ham học hỏi

Công nghệ ngày càng phát triển, nó phát triển từng ngày, mỗi ngày đều có nhiều điều mới mẻ. Nếu chúng ta không cập nhật thông tin thì chúng ta sẽ tụt hậu. Do vậy, chúng ta phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nổ lực tìm kiếm, cập nhật mọi sự thay đổi để phục vụ cho công việc, lĩnh vực mà chúng ta đang ngày đêm gắn bó cùng nó. Bạn phải sẵn sàng chuyển đổi, học domain khác và nhìn các domain ở các góc độ khác nhau. Đừng bao giờ suy nghĩ mình học đủ rồi hoặc mình giỏi rồi. Bởi lẽ, nếu bạn biết càng nhiều, năng lực của bạn ngày càng được đánh giá cao. Điều đó có nghĩa là nhu cầu nhà tuyển dụng cần bạn cũng nhiều và lẽ đương nhiên là thu nhập của bạn cũng từ đó mà tăng lên.

3. Sáng tạo, đổi mới

Bạn được dạy khi bắt tay vào làm việc thì phải có công đoạn này rồi mới đến công đoạn kia, làm cái này thì không được để sót vấn đề kia, nhưng điều đó không đúng với tất cả các trường hợp. Nhiều khi các bạn bị chìm trong những bài học, các bạn đọc lý thuyết nhưng không hiểu sẽ vận dụng nó như thế nào hay vận dụng vào rồi thì cũng không biết làm thế để làm gì. Mỗi dự án nó có đặc thù riêng, đặc thù về yêu cầu, đặc thù về thời gian, đặc thù về nhân sự,… Chính vì vậy bạn phải linh động để điều chỉnh plan của mình sao cho phù hợp. Hãy tìm cho mình một con đường ngắn nhất, dễ đi nhất, nếu không tim thấy nó, bạn hãy tạo ra nó.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu được điều mình cần rèn luyện để có thể trở thành một Tester giỏi. ITPLus chúc bạn thành công.

------------------------------------------------

Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:

Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE

trình Python & Odoo Framework với IziSolution

Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp

Lập trình ứng dụng di động Android

Khóa học lập trình Python

Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng

                                                                                                                                                                             Ban Truyền thông ITPlus Academy

 

Bài viết cùng chủ đề

1