- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Ngày nay, người ta ngày càng nói nhiều hơn về Internet of Things (IoT) hay còn gọi là vạn vật kết nối. Thế nhưng, dù có thay đổi thì việc sử dụng ngôn ngữ lập trình là không thể thay đổi. Để cùng đồng hành với sự thay đổi ngày, các nhà lập trình viên phải biết nắm bắt ưu điểm của các ngôn ngữ lập trình và nắm bắt xu thế.
Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến
Theo nghiên cứu, các ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay đang là Java, C, C++ hay C#. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu rõ hơn về các ngôn ngữ lập trình
C là một ngôn ngữ lập trình cấu trúc, chúng cho phép chúng ta tạo một ứng dụng gồm nhiều module chức năng. Mỗi module này lại chứa nhiều hàm (các hàm có thể bị bao đóng trong module chứa chúng nhưng vẫn có thể được truy xuất). Nhìn chung chúng rất hữu ích để lập trình các hệ thống nhúng. Lý do là chúng không yêu cầu nhiều khả năng xử lý. Bên cạnh đó thì ngôn ngữ này thường không được kiểm tra chặt chẽ. Ngôn ngữ lập trình C phù hợp với các lập trình viên chuyên nghiệp - người có khả năng tự quyết định được mức độ đúng đắn của các dòng code của mình.
Tiếp tục là C++, C++ là ngôn ngữ mở rộng của C, thế nên chúng có nhiều tính năng phức tạp hơn C và cung cấp thêm nhiều khả năng cho phép lập trình hướng đối tượng. C++ sẽ hỗ trợ đầy đủ lập trình hướng đối tượng gồm tính bao đóng, ẩn dữ liệu, tính thừa kế và tính đa hình. Nhìn chung, C++ sẽ là một sự thay thế khá tốt nếu như các thiết bị IoT yêu cầu một số tác vụ phức tạp. Về nhược điểm thì mức độ hỗ trợ hướng đối tượng của C++ không phải mạnh khiến chúng ta dễ mắc lỗi là vì thế.
Java là ngôn ngữ lập trình quen thuộc, chúng là ngôn ngữ lập trình bậc cao. Java được phát triển bởi Sun Microsystems, hiện nay Java đang được giảng dạy phổ biến ở mọi nơi. So với C hay C++ thì Java sẽ phù hợp với các thiết bị yêu cầu Interface và calculator (vì chúng linh động hơn).
C# là ngôn ngữ hướng đối tượng và có thể thực hiện được phần đa các tính chất của mô hình hướng đối tượng như Java. C# được dịch ra mã máy để chạy trên nền .Net, vậy nên chi phí và thời gian cũng tiết kiệm đáng kể.
Python có thể phù hợp với những chuyên gia yêu cầu sự đơn giản trong lập trình. Chúng hoàn toàn có ích với việc mở rộng để sử dụng ở các ngành công nghiệp hay phân tích dữ liệu. Python là một đối tượng tiêu biểu cho việc cần đòi hỏi khả năng truy xuất dữ liệu lớn.
Một số ngôn ngữ lập trình khác
Với những lập trình viên không thích dùng C thì có thể thay thế là B#. B# cũng để thiết kế để phục vụ cho việc phát triển các hệ thống từ nhỏ đến lớn và phù hợp với nền tảng nhúng. Vậy nên, nếu như các dự án IoT trên nền tảng nhúng không lớn và phức tạp thì B# sẽ có thể làm được.
Assembly tuy không được nhắc nhiều, thế nhưng chúng lại là là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp mà các chuyên gia lập trình vi điều khiển khá thích thú. Assembly là mối quan hệ giữa ngôn ngữ lập trình và cấu trúc thiết bị, mà mỗi hợp ngữ lại được thiết kế đặc biệt cho một cấu trúc máy tính khác nhau; chúng có mã gọn nhẹ hoạt động nhanh và chiếm ít dung lượng. Nhưng mà Assembly lại thiếu các tiện ích giảm rủi do trong lập trình đó đấy nhé.
Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:
Lập trình Python & Odoo Framework với IziSolution
Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE
Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp
Lập trình ứng dụng di động Android
Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng
Ban Truyền thông ITPlus Academy