TÌM HIỂU NGÀNH NGHỀ - LẬP TRÌNH VÀ PHÁT TRIỂN GAME

12-01-2019 15:35

Nhu cầu giải trí tăng cao cùng với sự phát triển của các nền tảng công nghệ khiến cho phát triển game trở thành một nghề cực kỳ có sức hút đối với giới trẻ. Loạt bài tìm hiểu ngành nghề ngày hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn một nghề sẽ khiến rất nhiều các bạn trẻ hứng thú: lập trình và phát triển game.

Triển vọng của nghề lập trình game

Từ lĩnh vực phần mềm, game dần tách ra thành một ngành riêng biệt bởi sự phát triển vượt bậc và khả năng mang lại doanh thu khủng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong ngành công nghệ thông tin (doanh thu 91,7 tỉ USD trong năm 2015 trên toàn thế giới). Không ai khác, chính thế hệ trẻ ngày nay đã ý thức được sức ảnh hưởng, độ bao phủ của game đến cộng đồng hiện nay như thế nào.

Tại Texas, Mỹ, theo thống kê của “The Texas Tribune”, lương trong ngành Mô phỏng và Lập trình Game từ 1.000 đến trên 40.000 USD/tháng. Game và nội dung thông tin số là ngành công nghiệp tiềm năng không chỉ trên thế giới mà cả tại Việt Nam. Lương lập trình viên game dao động từ 7 đến 15 triệu/tháng, đó là chưa kể nhiều công ty thưởng lương tháng 13, thưởng thành tích và doanh thu sản phẩm khá cao. Các công ty game Việt Nam liên tục tuyển người nhưng vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng “khát nhân lực” do nhu cầu cao nhưng số lượng đáp ứng yêu cầu công việc lại thấp.

Môi trường làm việc hiện đại cũng là điểm cuốn hút của ngành nghề này đối với giới trẻ. Dạo quanh các game studio của các công ty như FPT online, Gameloft VN, GlassEgg, Sáng Tạo, VNG…, các bạn trẻ có thể bị “cho
áng” vì bàn làm việc của mỗi người có thể gồm 2 màn hình, hai, ba chiếc di động và nhiều thiết bị hiện đại khác. Nhưng quan trọng nhất là triển vọng nghề nghiệp của lập trình viên game là rất cao.

 

Ngành lập trình và phát triển game có những lĩnh vực nào?

Nghề lập trình game tại Việt Nam còn khá mới mẻ so với các nhóm ngành kinh điển khác. Chính vì thế, những hình dung về công việc của người làm game còn khá khập khiễng và nhạt nhòa. Để bức tranh nghề nghiệp trông sáng sủa và rõ ràng hơn, bạn phải biết rõ các thành phần tham gia phát triển game hiện nay như thế nào. Thực tế tại các công ty phát triển game, một team gồm có:

· Developer: Viết code logic game, gắn kết các thành phần resource theo đúng thiết kế game;

· Artist: Vẽ nhân vật, bối cảnh, giao diện, hiệu ứng…;

· Game designer: Thiết kế cốt truyện và nội dung game, cân bằng thông số, thiết kế giao diện…;

· Tester: Chơi game, kiểm tra lỗi, cảm nhận và đánh giá game;

Hiểu được sở thích và năng khiếu bản thân, các bạn có thể chọn cho mình những hướng đi phù hợp. Một sản phẩm game trước khi đưa ra thị trường cần trải qua rất nhiều công đoạn và sự góp sức của nhiều bộ phận khác nhau. Nhưng cốt lõi quy trình làm game chung sẽ theo thứ tự sau: 

  1. Designer mô tả ý tưởng, nếu ra điểm hấp dẫn trong gameplay
  2. Developer phát triển nhanh bản demo gameplay để chơi thử và cảm nhận
  3. Developer phát triển hoàn chỉnh song song với Artist và Game Designer
  4. Làm hoàn hảo với các chi tiết nhỏ

Các nền tảng để lập trình game

Xu hướng di động hóa ngày càng vượt trội, thật thiếu sót nếu không nhắc đến lập trình game trên từng hệ điều hành (Android, iOS, Windows Phone) hoặc lập trình đa nền tảng viết bằng ngôn ngữ web (HTML5, CSS & Javascript).

Trước đây, các game developer chỉ có thể tạo ra trò chơi của họ trên một nền tảng tại một thời điểm mà thôi. Đó là trước năm 2007 (hoặc trước khi thế hệ iPhone đầu tiên ra đời), khi chỉ có một vài người bị thuyết phục rằng các thiết bị di động có thể cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp video game. Nhưng với tác động mạnh mẽ của các thiết bị di động chạy hệ điều hành khác nhau (Android, iOS, Windows Phone, và BlackBerry OS) và sự ra đời của thế hệ console tiếp theo (như Xbox One, PS4 và Wii U), sự cần thiết để tạo ra một "one-size-fits-all" đã trở thành một tiêu chuẩn trong số các game developer. Cách duy nhất để thực hiện mục tiêu này là sử dụng cross-platform game engines khi coding một ứng dụng.

Để viết phần mềm trên các nền tảng cần phải dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn: viết cho hệ điều hành Android game phải dùng ngôn ngữ Java Code, iOS Game dùng Objective C Code, Window Phone dùng C#/VB Code và Game dùng đến NativeCode C, C++, C#. 

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề