- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Chắc hẳn không ít trong chúng ta đã thấy các bài tuyển dụng Full Stack Developer với mức lương cao ngất ngưởng. Thế nhưng cái gì cũng có giá của nói, hành trình để trở thành Full Stack Developer không phải dễ dàng đâu nhé. Nếu bạn còn mơ hồ về nghề nghiệp này, thì hãy cùng IT PLus Academy tham khảo bài viết dưới đây.
Định nghĩa về Full Stack Developer
Full Stack Developer là một lập trình viên có thể đảm nhận công việc Front - end và Back - end cũng như các công việc liên quan. Khi này, các Full Stack Developer có thể hoàn thiện nhanh chóng sản phẩm của mình cũng như chủ động sửa lỗi và cập nhật. Tất nhiên hiệu quả đi kèm là giảm được thời gian thực hiện dự án cũng như chi phí kia chia nhỏ công đoạn. Một Full Stack Developer sẽ có khả năng được tuyển dụng cao hơn hẳn các lập trình viên chỉ theo đuổi một mảng Front - end hay Back - end.
Bên cạnh ưu điểm trên thì Full Stack Developer cũng có nhược điểm là khi phát triển mạnh mẽ về chiều ngang, họ sẽ thiếu chiều sâu. Một Full Stack Developer khó để chuyên sâu một lĩnh vực nào đó, thậm chí ở những mảng không phải năng khiếu họ dễ làm qua loa.
Trở thành Full Stack Developer phải làm thế nào?
Như đã nói ở trên, để trở thành Full Stack Developer với kỹ năng tốt thì không phải là dễ. Để trở thành Full Stack Developer bạn hãy tham khảo các lưu ý sau đây:
Học một số các ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, C#, Ruby, Python… : Đây là các ngôn ngữ lập trình phổ biến. Là một Full Stack Developer bạn không cần biết tất cả các ngôn ngữ lập trình kể trên nhưng đừng quên nên biết hơn 1 và tinh thông ít nhất một một ngữ lập trình (tùy thuộc vào hướng bạn theo đuổi để học ngôn ngữ lập trình phù hợp). Ngoài ra, chúng ta cần phải biết HTML và CSS nhằm nhiệm vụ xây dựng giao diện cho website.
Biết về frameworks và các thư viện ngoài: Song song với các ngôn ngữ lập trình chúng ta nên biết về các frameworks tốt đi cùng chúng. Ví dụ như Java Spring, Python Django, MyBatis, Hibernate… Vận dụng linh hoạt chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hoàn thành tốt dự án được giao.
Database: Chúng ta đều biết rằng một chương trình đều cần cơ sở dữ liệu để lưu trữ data. Vậy nên một Full Stack Developer cần hiểu cách giao tiếp với ít nhất 2 databases khác nhau ví dụ là MySQL, MongoDB, Redis hay Oracle…
Coi trọng Front- end: Mọi thứ hiện nay đều dễ dàng thương mại hóa. Người dùng có trải nghiệm dùng tốt là yếu tố hàng đầu để quyết định thành công. Thế nên đừng bao giờ không coi trọng “những thứ bên ngoài”. Hãy thật để tâm đến các kiến thức như CSS, HTML5, JS hay framework phổ biến như REACT, JQuery, AngularJS…
Một chút kiến thức về designer: Nói đi thì phải nói lại, một Full Stack Developer cần có mắt nhìn thẩm mỹ một chút, nhất là về UX/UI designer thì mới mong muốn hoàn thiện được sản phẩm của mình một cách mỹ mãn được.
Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:
Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE
trình Python & Odoo Framework với IziSolution
Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp
Lập trình ứng dụng di động Android
Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng
Ban Truyền thông ITPlus Academy