- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Với cuộc sống xa lạ nơi thành phố, phải tự lập, tự quản lý chi tiêu hẳn là một còn hết sức khó khăn đối với tân sinh viên khi ở nhà mọi việc đều được bố mẹ lo lắng và quản lý. Với những bạn chưa quen thì khả năng chi tiêu quá tay và rơi vào tình trạng vay mượn cuối tháng là khó có thể tránh khỏi. Và tình trạng này nếu không được cải thiện thì bạn sẽ trở thành "con nợ" suốt những năm tháng đại học. Chính vì thế ITPlus Academy sẽ cung cấp cho bạn 5 tips dưới đây để tránh xa mác "con nợ":
1. Lên kế hoạch chi tiêu cho các khoản trong tháng
Thông thường sinh viên thường được bố mẹ cho trước một khoản để tiêu trong tháng. Chính vì thế để không “vung tay quá trán” việc đầu tiên sinh viên nên làm là có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, khoản nào phải cất riêng ra như chi phí tiền nhà, điện nước,... khoản nào là khoản dự trù phát sinh trong tháng như mua sách, mua đồ dùng sinh hoạt,... Sau khi ước tính được những khoản đấy, số tiền còn lại chia thành 2 phần, một phần cho nửa tháng đầu, một phần cho nửa tháng còn lại và nên để phần này trong thẻ ATM hoặc chỗ mà bạn không dễ dàng nhìn thấy để tránh trường hợp tiêu lấn vào.
2. Sắp xếp chi tiêu theo mức độ quan trọng
Bạn nên sắp xếp các việc quan trọng, ưu tiên cần sử dụng đến tiền, hãy nên chi tiêu những khoản thật sự cần thiết lên trước và bớt chi tiêu vào việc mua quần áo hay đi trà sữa với bạn bè,... hạn chế được những việc này sẽ giúp bạn để dành được một khoản kha khá đấy.
3. Suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi tiêu tiền
Nếu bạn sống trong một gia đình tài phiệt thì việc suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi chi tiêu cũng không cần thiết lắm đâu. Nhưng thử nhìn lại xem, gia đình mình có phải là tài phiệt đâu, thế nên trước khi quyết định chi tiêu cho một cái gì đấy thì hãy cân nhắc thật kỹ, đừng để sự hào nhoáng bên ngoài của nó làm mờ mắt, hay lời rủ rê của bạn bè làm ù tai vì có thể bạn sẽ rơi vào tình cảnh “đầu tháng ăn chơi cuối tháng mì cũng không có mà ăn” đấy nhé.
4. Note lại những khoản mà mình đã tiêu
Việc ghi chép ra giấy thì có vẻ mất thời gian và không được tiện lợi. Thay vào đó bạn có thể tải app trên điện thoại vừa tiện lợi vừa giúp bạn đánh giá được tình trạng chi tiêu của mình và cần phải cân đối lại số tiền.
5. Luôn luôn phải có một khoản tài chính dự phòng
Rời xa vòng tay bố mẹ, đến một nơi mới thì khó tránh khỏi tình huống ốm đau, bệnh tật. Để tránh khỏi tình trạng lúc ốm đau nhưng không còn một xu dính túi thì bạn nên có một khoản tiền dự phòng cho những trường hợp như này, đồng thời, khoản dự phòng cũng sẽ cứu bạn trong trường hợp có các vấn đề phát sinh như: tiền sửa xe, tiền sửa máy điện thoại,...
Tại ITPlus còn có các khóa học về thiết kế đồ họa, lập trình, quay dựng video cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này:
Và còn nhiều khóa học khác tại đây
Ban Truyền thông ITPlus Academy