Học ngành CNTT – Sự lựa chọn thông minh của học sinh phổ thông!

22-11-2015 11:59

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nó chính là nhân tố giúp kết nối và trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu. Trong hệ thống ngành nghề được đào tạo ở các bậc Đại học, Cao đẳng cho thấy ngành Công nghệ thông tin luôn được xem là sự lựa chọn thông minh của học sinh phổ thông và các bậc phụ huynh trong việc hướng nghiệp cho con em mình.

Công nghệ thông tin luôn phát triển từng ngày, từng giờ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực ngành này là rất lớn. Hầu hết các tổ chức, công ty, doanh nghiệp dù hoạt động về lĩnh vực nào cũng đều cần đến những cử nhân, kỹ sư  tốt nghiệp ngành này. Hơn nữa, phạm vi của ngành Công nghệ thông tin rất rộng nên người học hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng và theo đó là nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn có thu nhập cao

Ngành học CNTT nói chung bao gồm các ngành/chuyên ngành cụ thể mà người học có thể lựa chọn: ngành Công nghệ (kỹ thuật) phần mềm (*); Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông, chuyên ngành an ninh mạng (*), hệ thống thông tin (*), kỹ thuật máy tính

Nhu cầu tuyển dụng lớn
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng tăng cao do có sự bùng nổ về đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia ở lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hiện tại các cơ quan chính phủ, khối doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của mình. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng , nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Những con số trên một lần nữa đã cho thấy nhu cầu nhân lực trong ngành CNTT không hề bị giảm sút mà ngược lại còn tăng lên đáng kể.

Khá nhiều bạn trẻ có dự định theo đuổi ngành CNTT đang lo lắng về việc ngành nghề này đang giảm nhiệt và ra trường khó để xin việc, hoặc sẽ bảo hòa như ngành Ngân hàng. Trái hẳn với lo ngại của nhiều người ,những số liệu gần đây cho thấy ngành CNTT đang quay trở lại chu kỳ tăng trưởng khá tốt và cần nhiều nhân lực. Mức lương trung bình là 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Trong khi đó, số lượng nhân lực các trường cung cấp cho ngành này hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 75% so với nhu cầu. Như vậy, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, cơ quan vẫn còn rất lớn so với khả năng đào tạo của các trường.

Theo Bộ Thông tin và truyền thông, nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng 13%. Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực như: tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game, mạng xã hội... Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí thiếu trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng..

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (Vinasa), hiện tổng nhân lực CNTT của VN khoảng 250.000 người (trong đó có khoảng 50.000 người trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số). Ước tính trong năm năm tới, các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu tuyển dụng 411.000 người có trình độ chuyên môn về CNTT. Tuy nhiên, mỗi năm cả nước cũng chỉ đào tạo được khoảng 60.000 nhân lực. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT

Những yếu tố, kỹ năng cần cần thiết giúp gia tăng cơ hội có việc làm và thăng tiến

Các nhà tuyển dụng thường ứng dụng một mô hình cơ bản trong đánh giá năng lực ứng viên, đó là ASK (Attitude – Skill – Knowledge). Một ứng viên có Thái độ phù hợp – Kiến thức chắc chắn – Kỹ năng thành thạo là ứng viên có năng lực tốt:

Thái độ  (Attitude)

Nhiều người cho rằng, hơn 90% các nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn vì bạn có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh, các nhà tuyển dụng hiện nay có thiên hướng chọn những ứng viên có thái độ làm việc tốt mà không cần kinh nghiệm nhiều hơn những ứng viên có kinh nghiệm nhưng thiếu tác phong và thái độ làm việc. Bởi thái độ chính là yếu tố đầu tiên để quyết định một người có thành công hay không? Bạn cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ, nhiệt huyết, kỹ năng cá nhân, lời hứa hẹn, tính trung thực và sẵn sàng nỗ lực vì công ty. Điều đó chính là chìa khóa mang lại sự thành công cho bạn. Việc có thái độ làm việc tốt ngay từ những buổi đầu sẽ tăng khả năng bạn được “trọng dụng” về sau.

Kỹ năng mềm (Soft Skills)
Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy, khi sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc... nhưng, bạn nên biết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình

Ngoại ngữ 

Ngoài bằng cấp và kinh nghiệm thì ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh đã trở thành tiêu chí tuyển dụng của một số doanh nghiệp dành cho ứng viên, cho dù nhiều doanh nghiệp không bắt buộc thì cũng có sự ưu tiên nhất định dành cho những ứng viên có vốn tiếng Anh tốt hơn so với những người còn lại

Học Công nghệ thông tin ở đâu để có được cơ hội việc làm như mong muốn

Hiện nay, nước ta có khoảng 450 trường ĐH - CĐ đào tạo về CNTT. Tương ứng với đó là một số lượng lớn cử nhân, kĩ sư ngành CNTT ra trường mỗi năm, nhưng trong số những người đã tốt nghiệp thì có tới “72% không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kĩ năng làm việc nhóm và đến 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới” (theo Thống kê của Viện Chiến lược CNTT). Vì vậy, lựa chọn trường học là hết sức quan trọng.

ITPlus Academy - Viện CNTT - ĐHQGHN -  nơi đào tạo các khóa học có tính chất như chương trình phát triển nghề nghiệp liên tục, cập nhật những kiến thức về Công nghệ mới nhất phù hợp với tất cả bạn trẻ có đam mê và mong muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành công nghệ mới: lập trình và thiết kế.  

Các chương trình đào tạo chú trọng đào tạo thiên về kỹ năng thực hành cho sinh viên. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, sinh viên  còn được thực hành tại hệ thống phòng Lab, trung tâm máy tính hiện đại và đa tiện ích; thao tác trên các phần mềm mới nhất của Microsoft, IBM…; tham gia các lớp kỹ năng mềm; phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn thông qua việc tham gia CLB, và chú trọng phát triển kỹ năng mềm, năng lực tiếng Anh để đảm bảo có cơ hội tìm việc làm tốt nhất và năng lực làm việc trong môi trường hội nhập toàn cầu.

Ngành công nghệ thông tin thực sự là một sự lựa chọn ngành nghề rất tốt cho con đường tương lai của các bạn trẻ. Dù trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, khó khăn, các ngành nghề khác đang bị đi xuống nhưng ngành CNTT vẫn có những tăng trưởng đáng kể. Điều đó càng khẳng định, nếu các bạn trẻ có định hướng và đam mê theo đuổi ngành CNTT thì các bạn hãy tự tin và vững bước trên con đường mình đã chọn. Ngành CNTT sẽ còn có nhiều cơ hội phát triển vượt bậc hơn trong những năm sắp tới

Nguồn: Sưu tầm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề

1