- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Theo nhiều công trình nghiên cứu, tại Việt Nam, tình trạng ngồi nhầm chỗ đang diễn ra ngày càng phổ biến. Tình trạng làm việc trái ngành trái nghề lên tới gần 70%, và tỷ lệ cử nhân thất nghiệp ngày càng cao.
Truy tìm nguyên nhân
Bước chân ra khỏi ngưỡng cửa trường cấp 3, đứng giữa ngã ba đường, bạn không biết đi về bên trái hay bên phải. Làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn?
Một bạn trẻ yêu cái đẹp, có khả năng sáng tạo, thích làm việc trên máy tính…Chúc mừng bạn, bạn đã định hình được mong muốn và khả năng của bản thân.
Trong công tác hướng nghiệp tại trường cấp 3, các thầy cô cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về các ngành học, các yếu tố cần thiết của từng ngành. Bạn cảm thấy tính cách của mình phù hợp với ngành thiết kế đồ họa. Bạn hỏi ý kiến của các thầy cô và cũng nhận được sự đồng tình từ phía thầy hướng dẫn. Bạn đã vượt qua vòng 2 trên con đường tìm kiếm niềm đam mê đích thực.
Bố mẹ bạn luôn tôn trọng con cái, cực kỳ ủng hộ quyết định của bạn. Chúc mừng bạn đã vượt qua được cửa ải cuối cùng.
Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng có màu hồng. Bạn rất yêu thích thiết kế nhưng bố mẹ bạn lại làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, họ mong muốn bạn có thể nối nghiệp gia đình. Nếu không có những hiểu biết nhất định về tính cách của mình, và không có lập trường vững chắc, bạn nhất định sẽ bị lung lay. Con đường trở thành nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp sẽ rẽ ngang sang những ngành học khác.
Nhưng khi bạn đã là sinh viên Khoa Tài chính ngân hàng của một trường Đại học nổi tiếng, bạn chợt nhận ra mình không thích bị bó buộc bởi những con số, sự chính xác đến từng li từng tí khiến bạn mệt mỏi, bạn thấy khả năng sáng tạo của mình bị hạn chế. Bạn muốn thoát ra. Đó chính là lúc bạn biết rằng bản thân đã chọn nhầm trường Đại học.
Làm gì khi chọn nhầm trường?
Hoang mang là cảm xúc mà đa phần các bạn sinh viên gặp phải. Thậm chí cảm xúc này càng cao hơn khi đã cầm trên tay tấm bằng cử nhân và bắt đầu đi xin việc.
Đừng lo lắng, hãy giữ tâm trang bình tĩnh. Nếu bạn đã biết mình thích thiết kế đồ họa thay vì ngân hàng, bạn hoàn toàn có thể đăng ký ngay một khóa học chuyên về thiết kế đồ họa để khẳng định lại sở trường cũng như khả năng của bản thân bạn. Bạn có thể vẫn theo đuổi chuyên ngành học của mình vào ban ngày, và dành thời gian buổi tối để học thêm về thiết kế. Chuyện này hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Đừng vội từ bỏ ngay ngành học của mình.
Sau khi tham gia và hoàn thành khóa học, bạn càng chắc chắn hơn về niềm đam mê của bản thân, khi ấy là lúc bạn nên thử sức trong những công việc cụ thể. Hãy nhận thiết kế đồ họa cho một công ty đang cần đến dịch vụ này, hoặc tham gia một cuộc thi thiết kế đồ họa. Khi kết quả làm việc của bạn được đối tác khẳng định, hãy nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ, kể họ nghe về những gì bạn đã làm cũng như những thành quả mà bản thân bạn thu được. Bố mẹ chắc chắn sẽ có cái nhìn khác về ngành nghề của bạn và suy nghĩ lại. Suy cho cùng, bố mẹ nào cũng hy vọng con cái mình có được một công việc ổn định, có thu nhập tốt và có được chỗ đứng trong xã hội. Bạn còn đạt được hơn thế, bởi bạn có niềm đam mê với nghề nghiệp. Chúng ta đều hiểu rằng, nếu ta yêu thích công việc của mình thì cả đời sẽ không phải làm việc.
Nếu như bạn không phải là một người may mắn như thế, bạn thâm chí không biết mình thích gì, bạn chỉ biết rằng ngành học hiện tại không hề cuốn hút mình. Vậy thì hãy ngồi xuống, liệt kê ra tất cả những tính cách của bạn. Hoặc giả như bạn không rõ cả về tính cách của mình, hãy thử làm một bài trắc nghiệm về tính cách.
Sau khi hoàn tất việc đó, bạn đem đối chiếu với các ngành nghề khác nhau để tìm ra ngành nghề tương thích với tính cách của bạn. Mỗi nghề nghiệp sẽ yêu cầu những nhân viên có tố chất khác nhau. Đây là điểm rất quan trọng mà bạn cần lưu ý.
Muộn còn hơn không
Không quan trọng bạn đã chọn đúng ngành đúng nghề hay chưa, quan trọng là bạn chấp nhận làm người làng nhàng hay khao khát trở thành người đạt tới đỉnh cao trong nghề nghiệp. Một khi nhầm lẫn thì làm lại, dù muộn vẫn còn hơn không.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng điều khiến người già hối hận nhất khi hấp hối trên giường bệnh không phải là những điều họ đã làm, mà là những gì họ không thực hiện, những rủi ro họ không sẵn sàng đối mặt. Hãy sống đúng nghĩa thay vì tồn tại. Đây là cuộc sống của bạn, hãy sửa sai khi còn có thể.
Do the right things at first
Bạn có thể trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, một nhà hoạch định tài ba, một nhân viên ngân hàng xuất sắc….Hãy lựa chọn đúng con đường đi cho mình ngay trước khi quá muộn.
Ban Truyền thông ITPlus