- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Đối với rất nhiều các em học sinh phổ thông khi bước ra khỏi ngôi trường cấp 3 và bắt đầu một cuộc sông tự lập và có thể là một cuộc quá trình thay đổi đọt ngột và bất ngờ.
1. Diện tích và số lượng sinh viên
Điều đầu tiên khi bạn thấy được khi vào môi trường Đại học đó là số lượng và diện tích. Bình thường khi các bạn học ở trường trung học thì số lượng học sinh ở mức trung bình khoảng 1.000 - 2.000 học sinh, nhưng trường đại học lại ngược lại không những trường đại học có diện tích lớn mà số lượng sinh viên cũng không hề nhỏ mỗi năm các trường đại học tuyển sinh đại học tới mấy nghìn sinh viên khắp cả nước. Cũng chính vì các trường đại học có diện tích lớn nên trong trường đại học có các giảng đường trung bình và có cả nhiều phòng máy và phòng thực hàng cho các môn chuyên ngành, còn nữa khuôn viên trường rất rộng và đẹp.
2. Phương thức giáo dục
Trong khi tham gia học trên các giảng đường các bạn sẽ nhận thấy được phương pháp giáo dục của giáo viên dậy học sinh và các giảng viên trong đại học. Khi các bạn còn là học sinh các cô giáo dậy theo phương pháp đọc, chép, hướng dẫn nhiều và các thầy cô còn có trách nhiệm định hướng cho các bạn thi đại học nhưng ở đại học các thầy, cô lại dậy theo hướng cho các bạn tự tìm tòi, làm nhóm và cũng nhau nghiên cứu.
3. Lối sống
Hầu hết lối sông của các bạn sẽ thay đổi hoàn toàn đặc biệt là các học xa quê thì phải xa vòng tay của bố mẹ các bạn phải tự lập để chăm sóc bản thân khi ở 1 mình. Bạn phải đi tìm nhà trọ hoặc kí túc để ở và khi xa bố mẹ thì các bạn tự động lịch trình hoạt động, đi lại mà không phải phụ thuộc vào ai. Và điều đó giúp bạn tự chủ và trưởng thành hơn.
4. Tiền bạc
Là một học sinh trung học bạn phụ thuộc vào tất cả gia đình, bạn không phải lo nghĩ về hôm nay ăn gì, phải mua gì, chi tiêu thế nào. Nhưng ngược lại khi ở 1 mình gia đình sẽ cấp cho bạn 1 khoản tiền trong tháng và bạn phải chi tiêu hợp lí với khoản tiền đó, và nhiều bạn gia đình không có nhiều điều kiện chỉ hỗ trợ bạn đợc 1 phần còn 1 phần các bạn sẽ phải tự lo bằng các công việc bán thời gian. Hoặc các bạn cố gắng học để nhận được các xuất học bổng từ nhà trường, các doanh nghiệp hoặc tổ chức.
5. Tự do
Và đây chính là ước muốn của hầu hết học sinh trung học muốn khi lên học đại học đó chính là ''sự tự do''. Khi các bạn muốn đi dâu, làm việc gì đó, ăn gì các bạn không phải xin phép bố mẹ. Tuy nhiên các bạn phải sống có trách nhệm với bản thân và nói ''không'' với những điều không cần thiết.
6. Sự căng thẳng
Khi học trung học các bạn muốn lên đại học để không phải học suốt ngày sẽ không phải căng thẳng nhưng không phải như thế ở đại học các bạn cũng có rất nhiều căng thẳng từ công việc, điểm số, bài tập và lo lắng cho những dự định tương lai. Những điều này còn căng thẳng hơn cả thời học sinh vì đây là lúc các bạn phải bước ra ngoài cuộc sống bạn phải lo cho kì tốt ngiệp, luận văn/đồ án. Nhưng cũng đừng để cho những căng thẳng đó ảnh hưởng đến hành trình theo đuổi ước mơ của bạn.
7. Chuyện hẹn hò
Ở trường địa học khác với ở trường trung học về chuyện hẹn hò. Khi còn là học sinh các bạn lo lắng chuyện tình yêu sẽ ảnh hưởng đến kì thi đại học cũng như lo lắng gia đình biết sẽ cấm đoán. Khi các bạn đã học đại học thì các bạn cũng ddue chín chắn để bắt đầu một mối quan hệ và bố mẹ các bạn cũng cho phép bạn được tự do hơn về chuyện hẹn hò và đôi khi co bố mẹ rất ủng hai. Tuy nhiên bạn phải biết suy nghĩ và chắc chắn rằng bạn đang có những quyết định khôn ngoan nhất và tốt nhất cho bạn khi hẹn hò ở trường đại học.