CÔNG NGHỆ DỆT MAY LÀ NGÀNH GÌ? NHỮNG NHẦM TƯỞNG VỀ NGÀNH NGHỀ NÀY.

23-07-2021 20:38

Công nghệ dệt may vốn không phải là một ngành nghề quá xa lạ ở nước ta hiện nay. Nếu chỉ thoáng nghe tên, bạn liệu có đang hiểu lầm ngành nghề này? Hãy cùng ITPlus tìm hiểu về những cơ hội của ngành công nghệ dệt may cũng như háo giải những hiểu lầm về ngành nghề này nhé!

  1. Ngành Công nghệ dệt may là gì?

Công nghệ dệt may có thể hiểu là ngành nghề nhằm thỏa mãn, đáp ứng những nhu cầu về may mặc, thời trang của con người bằng những sản phẩm được thực hiện qua công nghệ sản xuất hiện đại.

Sinh viên theo học ngành nghề này sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực may và thời trang như việc phân biệt các loại vải, các kỹ thuật may,…, làm cơ sở để áp dụng và thực hành. Đồng thời, sinh viên ngành nghề này còn được học các kỹ năng về tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp, khả năng thiết kế trang phục, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành về thiết kế, đồng thời học thêm những kỹ năng mềm trong tổ chức và quản lý sản xuất may chuyên nghiệp

  1. Cơ hội việc làm

Ngành Dệt may Việt Nam đang có khoảng hơn 2 triệu người lao động và dự kiến tăng lên 5 triệu người vào năm 2025. Có một thực tế, dù có nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên thị trường dệt may Việt Nam đang rất “khát” nhân lực chất lượng cao như các kỹ sư, kỹ thuật viên và nhà thiết kế, mở ra một cơ hội việc làm rộng lớn hiện nay.

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ dệt may, sinh viên có thể đảm nhiệm một số những ngành nghề như:

  • Làm việc ở các phòng thiết kế, phòng kỹ thuật
  • Quản lý điều hành sản xuất các doanh nghiêp dệp may
  • Nhà thiết kế thời trang
  • Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành dệt may
  • Điều hành các nhà xưởng hoặc công ty dệt may của riêng mình
  1. Một số những lầm tưởng về ngành công nghệ dệt may

Dưới đây là một số những nhầm tưởng của mọi người về ngành nghề này, hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

  • Ngành công nghệ dệt may chỉ dành cho nữ -> Thực tế là: Ngành công nghệ dệt may dành cho tất cả mọi người, chỉ cần bạn có niềm yêu thích và sự đam mê.
  • Học Công nghệ dệt may ra trường không có nhiều cơ hội  -> Thực tế: Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này có cơ hội nhận những học bổng du học đáng giá sau đại học và đỗ các chương trình QTV với mức lương nghìn đô.
  • Ra trường chỉ làm may mặc -> Thực tế: Cơ hội ngành nghề rộng mở, đa dạng: Kỹ sư vật liệu – Hóa dệt, Kỹ sư sợi dệt, Kỹ sư da giầy,..
  1. Các trường đào tạo Công nghệ dệt may hiện nay?

Một số các cơ sở đào tạo đang tổ chức đào tạo ngành nghề này có thể kể đến như:

  • Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp
  • Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
  • Cao đẳng Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Bách Khoa TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn khách quan hơn về ngành nghề này cũng như có cho mình những lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành: 

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ

http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

                                                                                                                                                                Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề