NHÀ BÁO VÀ PHÓNG VIÊN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

08-08-2020 22:21

Khi nhắc đến nhà báo và phóng viên, ta thường nghĩ họ đều là những người đưa tin, cập nhật tin tức nóng hổi từng giây cho chúng ta. Vậy thực chất 2 nghề này khác nhau như thế nào, phân biệt ra sao? Hãy cùng ITPlus tìm hiểu ngay sau đây nhé!

 

1. Về khái niệm

Nhà báo là những người làm công việc đưa tin chuyên nghiệp, có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin sau đó xác minh tính xác thực của thông tin, đánh giá thông tin để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Nhà báo sẽ lấy các thông tin hàng ngày, hàng giờ để cung cấp các tin tức nóng hổi cho dư luận thông qua các loại hình báo giấy, truyền hình phát thanh.

 

Phóng viên là những người làm việc cho Đài truyền hinh, Đài phát thanh, tòa soạn báo, Hãng thông tấn … với nhiệm vụ đảm nhiệm là viết bài, viết tin tức, và ký tên hay bút danh sau mỗi bài viết. Thậm chí phóng viên còn là những nhà quay phim, chụp ảnh.

 

2. Về bản chất

Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp Thẻ nhà báo theo quy định của Luật Báo chí năm 2016

Phóng viên được hiểu là những người hoạt động báo chí, đưa tin, viết bài, chụp ảnh được tòa soạn cử đi tác nghiệp mà chưa có Thẻ nhà báo.

3. Về điều kiện cấp thẻ

Đối với nhà báo:

  • Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
  • Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Đối với phóng viên:

Phóng viên phải đảm bảo điều kiện:

  • Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
  • Có bằng đại học trở lên và phải có thời gian công tác liên tục tại một cơ quan báo chí từ 02 năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp thẻ.

4. Quy định của pháp luật để bảo vệ phóng viên và nhà báo

Luật Báo chí năm 2016 quy định về những hành vi  bị nghiêm cấm là đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

Nghị định Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về một số mức phạt đối với hành vi vi phạm như sau:

  • Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên;

  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;

  • Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Hoặc hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên; Hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn phân biệt 2 nghề nghiệp nhà báo và phóng viên. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của ITPlus để được cung cấp thêm kiến thức về các ngành nghề hiện nay nhé!

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:

Lập trình Game Unity

Lập trình Python & Odoo Framework với IziSolution

Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE

Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp

Lập trình ứng dụng di động Android

Khóa học lập trình Python

Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng

                                                                                                                                                                  Ban truyền thông ITPlus

 

Bài viết cùng chủ đề

1