QUY TẮC TỶ LỆ 1/3 VÀ MẸO TẠO RA NHỮNG TẤM HÌNH TUYỆT ĐẸP

18-09-2018 21:28

Bố cục là một nhân tố cực kỳ quan trọng cho bất cứ tấm hình nào, mặc dù chúng ta thường lầm tưởng rằng các tấm hình đẹp được tạo ra từ các khoảnh khắc ngẫu hứng. Việc nắm chắc về ý nghĩa của bố cục và cách sử dụng nó sẽ giúp bạn dễ dàng bắt được các khung hình tuyệt vời và dễ dàng chạm tới người xem. Một trong những quy tắc cơ bản về bố cục là tỷ lệ 1/3, hay còn gọi là “đường cắt vàng”. Hãy cùng ITPlus Academy tìm hiểu cách để tạo ra những bức ảnh đẹp nhờ quy tắc tỷ lệ 1/3 nhé.

Quy tắc 1/3 là gì?

Quy tắc 1/3 là quy tắc cơ bản đầu tiên cho người cầm máy ngắm lấy khung ảnh. Theo quy tắc khởi đầu, bức ảnh sẽ được chia thành một mạng lưới theo cấu trúc 3x3 và đặt các chủ thể chính dựa vào các đường gióng trong khung hình.

Lấy ví dụ ở ảnh trên, khung ảnh được chia thành 9 phần bằng nhau với hai cặp đường thẳng ngang và dọc cắt khung hình với khoảng cách đều. Cũng có những khung ngắm trong máy kỹ thuật số có những đường chia mờ mờ thế này ngay trên máy. Nếu không, ngay khi ngắm và chọn khung ảnh, bạn phải chia trong đầu khung ảnh có 9 phần như vậy để sắp xếp chủ thể chính và tiền cảnh/hậu cảnh phụ như thế nào. Khi quen dần, điều này sẽ gần như trở thành hoạt động vô thức khi mắt bạn đưa vào khung ngắm.

Hay trong bức ảnh này, chủ thể chính được người chụp đặt đầu chủ thể vào giao điểm lệch giữa hai đường gióng – đặc biệt mắt anh ta như là một điểm ngắm tự nhiên, chăm chú về một điểm thứ hai nào đó trong khung ảnh.

Tác dụng khi áp dụng quy tắc tỷ lệ 1/3

Thậm chí trong quá khứ, các nhà thẩm mỹ học và thường thức học đã có các nghiên cứu với quy tắc tỷ lệ 1/3 này. Họ chỉ ra rằng các chi tiết nằm dọc theo khung hình sẽ giúp bức ảnh trở nên bao quát và có hồn hơn hẳn so với các bức ảnh đặt chủ thể làm trung tâm. Các ấn tượng thị giác cũng từ đó cảm thấy sự hấp dẫn khi người xem bị dẫn dắt bởi việc sắp xếp các chi tiết trong tấm ảnh.

Hãy cùng phân tích kỹ hơn theo tấm ảnh phía dưới:

Hãy tưởng tượng bạn muốn chụp một bức phong cảnh hùng vĩ với căn chòi là chủ thể chính của tâm hình. Tuy nhiên, thay vì chúng ta chụp theo một phản xạ tự nhiên là đặt chúng vào giữa tấm hình, người nhiếp ảnh gia này lại kéo léo đặt nó dọc theo đường dóng dọc theo quy tắc 1/3. Thậm chí, một trong những cửa sổ của căn chòi chạm điểm tiếp xúc của 2 đường gióng dọc và ngang.

Kết quả đúng theo ý muốn của nhiếp ảnh gia: thay vì ngay lập tức nhìn vào căn chòi (như khi đặt chúng vào trung tâm tấm ảnh), người xem sẽ phải men theo toàn bộ tấm hình để có thể quan sát được căn chòi, từ đó vô hình chung dẫn dắt người xem thưởng thức toàn bộ tấm hình mà không có chi tiết nào bị bỏ phí, bao gồm cả căn chòi cũng như phông nền hùng vĩ phía sau.

Một vài ví dụ khác của tỷ lệ 1/3 cũng tuân theo ý đồ trên:

Một vài mẹo để chụp ảnh theo quy tắc tỷ lệ 1/3

Khi chụp ảnh bạn cố gắng đặt máy sao cho đường chiếu từ máy đến các vị trí 1/3 vuông góc, để ảnh có sức tác động mạnh hơn khi xem và tạo sự cân bằng ảnh hơn. Thứ hai là trọng tâm của ảnh nằm gần vị trí 1/3 (trọng tâm của ảnh là điểm nhấn mạnh của chủ thể). Bạn không thể có ảnh đẹp nếu đứng chéo góc rồi lấy bố cục 1/3, bạn cũng không thể chụp chéo góc rồi về nhà cắt cup bố cục 1/3, trừ phi bạn tuân thủ hai điều này. 

Một ví dụ sai của quy tắc tỷ lệ 1/3:

  • Chủ thể nằm giữa khung ảnh: sai nguyên tắc 1/3​
  • Đường chân trời cắt ngang chia đôi khung ảnh: sai nguyên tắc 1/3​
  • Tấm ảnh lạc lỏng và không có điểm nhấn để hút mắt người xem.​

Thay vì thế, chúng ta hãy sửa lại:

Như vậy, các bạn đang bắt đầu học nhiếp ảnh hoặc muốn chụp cho mình những bức ảnh thật đẹp, hãy nhớ kỹ quy tắc trên. Quy tắc 1/3 cũng được áp dụng cho thiết kế đồ họa nhằm tạo ra những điểm nhấn rõ rệt cho bức ảnh.

Hiện nay có rất nhiều khóa học thiết kế đồ họa với chi phí rất rẻ nhưng mang lại hiệu quả tốt cho người mới bắt đầu. Tham khảo một số khóa học:

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề

1