So sánh kỹ thuật in offset và in lụa

06-01-2021 11:17

Công nghệ in ấn hiện nay đang ngày càng thay đổi và có những cải tiến mạnh mẽ, trong đó nổi bật lên là kỹ thuật in offset và in lụa. Trong bài viết này, ITPlus sẽ giúp bạn tìm hiểu những đặc điểm của hai kỹ thuật in này đồng thời chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.

1. Đặc điểm của in lụa

Ngay từ tên gọi “in lụa”, chúng ta đã thấy được đây là một kỹ thuật in ấn sử dụng khung in làm bằng tơ lụa. Ngày nay, những chiếc khung ấy được thay thế bằng sợi vải, sợi bông, lưới kim loại,… nên được gọi với tên khác là in lưới.

In lụa có thể ứng dụng trên nhiều vật liệu khác nhau: từ vải, giấy, ni lông đến gỗ, kim loại tạo thành những hình ảnh đẹp, bắt mắt trên áo, trên tranh, hộp giấy hay thiệp cưới.v.v.

Quy trình in lụa

Theo đó, để in hình ảnh lên vật liệu, quy trình in lụa thường thông qua các bước:

  • Bước 1: Tạo hình cho hình ảnh, thông tin cần in trên một khung lưới còn gọi là khuôn in (bằng lụa, vài hoặc kim loại);
  • Bước 2: Căng lưới in lên khung in;
  • Bước 3: Phủ bít phần không có hình ảnh bằng keo cảm quang.
  • Bước 4: Tiến hành in bằng cách dùng một dụng cụ gọi là dao gạt kéo lớp mực qua bề mặt khung in. Thao tác này sẽ giúp mực thông qua khe lưới ở những vùng có hình ảnh và in lên bề mặt vật liệu.

Hiện nay, ngành công nghiệp in ấn bao bì cũng như các sản phẩm khác ứng dụng in lụa trên 2 hình thức chính:

  • Thủ công: Chi phí thấp nhưng chỉ in được số lượng ít sản phẩm và đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức.
  • Dùng máy: Sử dụng máy móc hiện đại cho thành phẩm đẹp, độ chính xác cao, không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, chi phí cho hình thức này thường khá cao và chỉ dùng với những đơn hàng in ấn bao bì, in các sản phẩm với số lượng lớn.

2. Đặc điểm của in offset

Với in offset, hình ảnh có dính mực in sẽ được ép lên các tấm offset (làm bằng cao su), sau đó ép lên giấy. Kỹ thuật in ấn này có ưu điểm nổi bật là tạo được thành phẩm đẹp, sắc nét, bền màu,… nên dùng phổ biến trong in bao bì giấy; đồng thời thể in trên nhiều bề mặt khác nhau như gỗ, vải, kim loại,…

Quy trình in offset

Theo đó, quy trình in offset trong in trong bao bì giấy được tiến hành qua 5 bước cơ bản:

  • Bước 1: Thiết kế bản in trên máy tính;
  • Bước 2: Output film: Đây là bước xuất outfilm gồm nhiều lớp màu khác nhau. Quá trình này sẽ tạo ra các thông số hỗ trợ để bản in hoàn thành có màu sắc như ý.
  • Bước 3: Phơi bản kẽm: Khi đã có những tấm phim với màu sắc phù hợp theo yêu cầu bảng vẽ, người thợ thi công sẽ chụp hình ảnh của chúng lên tấm bảng bằng máy phơi kẽm, sẵn sàng cho việc tiến hành in offset.
  • Bước 4: Tiến hành in ấn: Lựa chọn tấm màu, chọn loại mực, loại giấy in, dập in.v.v. đòi hỏi sự cẩn thận, kỹ lưỡng để không làm hỏng bản in. Bằng sự chuyên nghiệp và khéo léo của mình, các bản in sẽ ra đời đáp ứng được nhu cầu từ phía khách hàng.
  • Bước 5: Gia công bảng in bằng phương pháp cán màng hoặc cán láng tạo ra thành phẩm.

3. Điểm giống nhau

  • Đều được ứng dụng phổ biến trong in ấn bao bì.
  • Có thể in trên bề mặt nhiều chất liệu khác nhau (từ giấy, vải đến gỗ, kim loại…).
  • Đều cho hình ảnh đẹp, sắc nét, bền màu.
  • Khi ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại thì cả 2 đều có thể cho ra thành phẩm đẹp trong thời gian nhanh chóng với số lượng nhiều.

4. Điểm khác nhau

  • Tính chất: in lụa sử dụng khung bằng lưới và in trực tiếp còn in offset thì thông qua tấm offset bằng cao su rồi mới đến bề mặt cần in.
  • Và đương nhiên, quy trình in ấn với mỗi kỹ thuật cũng khác biệt nhau hoàn toàn (như đã trình bày ở trên).

Vậy thì nên chọn hình thức in ấn nào? Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng, từ những chia sẻ trên, bạn đọc có thể tham khảo, xem xem đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất. Từ đó, liên hệ với công ty in ấn uy tín để được họ tư vấn, hướng dẫn tận tình hơn.

--------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

                                                                                                                                                         Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề